Đề tài thành lập doanh nghiệp đang trở nên sôi nổi trong những năm trở lại đi nhất là khi hầu hết các nhà đầu tư đều muốn tự chủ trên thị trường. Bản chất của việc thành lập doanh nghiệp mới chính là những thủ tục pháp lý để cơ quan có thẩm quyền cho phép một tổ chức kinh tế hoạt động chính thức. Từ đó mà những tổ chức kinh tế đặc thù đó có thể có cho mình những quyền và nghĩa vụ được cụ thể hóa trong pháp luật về doanh nghiệp.
>> Xem thêm bài viết: Đăng ký doanh nghiệp online như thế nào?
Quyền của doanh nghiệp
Nhắc đến đề tài thành lập doanh nghiệp thì điều các nhà kinh doanh quan tâm đầu tiên chính là quyền mà họ có được. Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 đã giải đáp thắc mắc này khi công nhận doanh nghiệp được thành lập chính thức có các quyền sau đây:
– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
– Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
– Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Bên cạnh các quyền thì đề tài thành lập doanh nghiệp cũng đề cập đến nghĩa vụ cần có của những chủ thể kinh doanh này. Theo điều 8 Luật này thì doanh nghiệp có các nghĩa vụ cơ bản sau:
– Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
– Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
– Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
– Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Ngoài những vấn đề trên thì đề tài thành lập doanh nghiệp còn có nhiều khía cạnh khác cần được quan tâm. Nếu cần được cung cấp thêm thông tin, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn