Khi mở công ty thì ngoài việc phải lên ý tưởng, chuẩn bị vốn, địa điểm kinh doanh,… thì bạn còn cần phải thực hiện các thủ tục thành lập công ty và các thủ tục sau khi thành lập công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các thủ tục cần phải thực hiện sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lợi ích khi thành lập công ty hiện nay là gì?
Khi thành lập công ty sẽ có những lợi ích sau:
- Có Mã số doanh nghiệp và Mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Có nghĩa, đã được Nhà nước công nhận và xác định là có tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký.
- Bên hợp tác kinh doanh sẽ yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng với một công ty, thay vì một cá nhân nhỏ bé.
- Chỉ công ty mới được phép xuất hóa đơn, các cá nhân không thể thực hiện được.
- Một công ty có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng, minh bạch, với các quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn/cổ đông
Nộp hồ sơ mở công ty bao lâu thì có kết quả?
Khi muốn mở công ty thì gửi một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính (tham khảo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Khi nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Đồng thời, nhập đầy đủ, chính xác thông tin hồ sơ vào Hệ thống thông tin quốc gia, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ (tham khảo khảo Khoản 3, 4 Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Trong 03 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. (tham khảo khảo Khoản 1, 2 Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Như vậy, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì công ty sẽ nhận được kết quả có được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hay không.
Các thủ tục nào cần thực hiện sau khi thành lập công ty?
Sau đây sẽ là các thủ tục sau khi thành lập công ty mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn khi đã mở công ty:
Thứ nhất, đăng bố cáo: Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp thì phải tiến hành thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Thứ hai, khắc dấu và công bố mẫu dấu: Mặc dù doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng sau khi tiến hành khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba, đăng ký thuế: Sau khi có mã số thuế thì cần thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế
Thứ tư, gắn tên công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty
Trên đây là các nội dung tư vấn các thủ tục sau khi thành lập công ty. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn