Cách viết đơn ly hôn đơn phương
Ly hôn là một quyết định quan trọng và đôi khi là bước đi không thể tránh khỏi trong cuộc sống hôn nhân khi mối quan hệ không còn hạnh phúc và không thể hàn gắn.
Để tiến, hành thủ tục ly hôn, việc viết đơn ly hôn là một bước đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp ly hôn đơn phương, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà không nhận được sự đồng thuận từ người còn lại. Trong trường hợp này, đơn ly hôn chính là đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết ly hôn.
Để viết đơn ly hôn đơn phương, trước hết, người yêu cầu ly hôn cần phải chuẩn bị một số thông tin cơ bản. Đầu tiên là các thông tin cá nhân của cả hai vợ chồng, bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ cư trú và số điện thoại liên hệ của cả hai. Đây là phần quan trọng để Tòa án nhận diện được các bên liên quan và dễ dàng giải quyết thủ tục.
Thứ hai, người yêu cầu ly hôn phải chỉ rõ lý do ly hôn. Theo đó, người viết đơn mô tả cụ thể mâu thuẫn, lý do khiến hôn nhân không thể tiếp tục. Những lý do phổ biến có thể là bạo lực gia đình, sự vô trách nhiệm của một trong hai bên hoặc hành vi ngoại tình. Lý do càng rõ ràng và có chứng cứ cụ thể sẽ giúp Tòa án có căn cứ để xét xử.
Nếu vợ chồng có con chung, đơn ly hôn cần phải đề cập đến quyền nuôi con, việc cấp dưỡng cho con như thế nào. Quyền nuôi con là một vấn đề quan trọng, và Tòa án sẽ xem xét lợi ích của trẻ em trước khi đưa ra quyết định.
Ngoài vấn đề con cái, việc phân chia tài sản chung cũng là một nội dung không thể thiếu khi viết đơn ly hôn đơn phương. Đơn ly hôn phải đề xuất phương án phân chia tài sản chung của vợ chồng, như nhà cửa, đất đai, tiền bạc, tài sản khác. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận, Tòa án sẽ là cơ quan quyết định cuối cùng dựa trên các quy định của pháp luật.
Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?
Sau khi viết đơn ly hôn đơn phương, người yêu cầu ly hôn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng mình đang cư trú, làm việc.
Trong trường hợp ly hôn có một bên đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình đối với các công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú tại khu vực biên giới với Việt Nam.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Lưu ý chia tài sản khi ly hôn đơn phương
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016 có hướng dẫn về việc chia tài sản chung của vợ chồng cần phải tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Việc chia tài sản khi ly hôn đơn phương thường rất phức tạp và căng thẳng, đòi hỏi các bên phải được tư vấn, hỗ trợ từ những luật sư có kinh nghiệm.
Đội ngũ luật sư và chuyên viên tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, với trình độ chuyên môn cao, cam kết giúp giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của Quý Khách hàng, đồng thời bảo vệ quyền lợi tối đa trong các vụ tranh chấp tài sản khi ly hôn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư