Bạn đang muốn rút lại đơn ly hôn mà chưa biết bắt đầu từ đâu? Quy trình rút đơn ly hôn có phức tạp không? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này để có thể tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề của mình.
Được rút hồ sơ ly hôn tại thời điểm nào?
Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khi yêu cầu ly hôn (dù thuận tình hay đơn phương) thì theo khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự, vợ, chồng có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn. Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn, vợ, chồng có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình.
Do đó, tùy vào từng giai đoạn của vụ ly hôn, thời điểm rút hồ sơ được quy định như sau:
Khi Tòa chưa thụ lý
Căn cứ Điều 363, Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự, thường sẽ có khoảng thời gian khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn. Do đó, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn, khi đó tòa sẽ trả lại đơn ly hôn.
Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn
+ Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn. Nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 và điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự).
+ Trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút.
Như vậy, đối với một vụ án ly hôn, đương sự hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để giải quyết vụ án của mình.
* Riêng trong vụ án ly hôn đơn phương, theo khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vợ, chồng có yêu cầu rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó, trả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu.
Đồng thời, Tòa án cũng sẽ sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Do vậy, chỉ khi ly hôn đơn phương, các bên cần có yêu cầu để được Tòa án trả lại đơn ly hôn đơn phương và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu không Tòa án chỉ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
Rút đơn ly hôn cần những gì?
Rút đơn ly hôn là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của gia đình.Để quá trình rút đơn diễn ra thuận lợi, bạn cần xác định được thời điểm rút đơn.
Thủ tục rút đơn ly hôn trước phiên tòa xét xử sơ thẩm
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu người yêu cầu khởi kiện rút đơn yêu cầu và được Tòa án chấp nhận thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án (Điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Lưu ý: Khi vợ (chồng) rút đơn yêu cầu xin ly hôn, thì Tòa án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của người còn lại hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không. Trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập thì Tòa án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn (điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Trường hợp có yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập thì tùy trường hợp mà giải quyết và xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự (Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Thủ tục rút đơn ly hôn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
Trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm người có yêu cầu muốn rút đơn khởi kiện thì Tòa án áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết. Theo đó, Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử với yêu cầu đã rút. Việc rút đơn khởi kiện tại phiên tòa không cần lập thành văn bản nhưng phải ghi trong biên bản phiên tòa. Việc rút đơn yêu cầu khởi kiện trong trường hợp này được coi là rút toàn bộ yêu cầu. Theo đó, địa vị tố tụng của các đương sự sẽ bị thay đổi theo quy định tại Điều 217 BLTTDS 2015.
Trên đây là các thủ tục rút đơn ly hôn và các trường hợp xảy ra khi rút đơn yêu cầu ly hôn.
Rút đơn ly hôn thuận tình có cần sự đồng ý của cả vợ và chồng không?
Rút đơn ly hôn thuận tình, giống như tên gọi, đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. Điều này có nghĩa là cả hai bên đều phải nhất trí với quyết định hủy bỏ đơn kiện ly hôn mà trước đó đã nộp lên tòa án. Sự đồng thuận này là cơ sở pháp lý để Tòa án chấp nhận đơn xin rút đơn và đình chỉ vụ án.
Việc yêu cầu sự đồng thuận của cả hai bên là hoàn toàn hợp lý. Ly hôn là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả hai vợ chồng và con cái. Vì vậy, việc cả hai cùng đồng ý rút đơn thể hiện sự tôn trọng ý chí của mỗi cá nhân và đảm bảo rằng quyết định này được đưa ra một cách tự nguyện và có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Nếu một trong hai vợ chồng không đồng ý rút đơn ly hôn, thủ tục rút đơn sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn đến những hệ quả sau:
- Nếu một trong hai bên vẫn muốn ly hôn, vụ án sẽ tiếp tục được đưa ra xét xử theo trình tự thông thường.
- Việc không đạt được sự đồng thuận có thể dẫn đến những tranh chấp kéo dài về tài sản, quyền nuôi con, cấp dưỡng,… gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cả hai bên.
- Bên không đồng ý rút đơn có thể thay đổi yêu cầu ban đầu, ví dụ như yêu cầu chia tài sản khác hoặc thay đổi quyền nuôi con.
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu một trong hai vợ chồng rút đơn ly hôn nhưng người còn lại vẫn muốn ly hôn, người đó hoàn toàn có quyền khởi kiện đơn phương để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư