Xuất nhập khẩu là hình thức kinh doanh được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn để phát triển. Đối với loại ngành nghề khá đặc biệt này, ngoài những quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Thương mại 2005… Chính phủ còn hướng dẫn rất cụ thể về vấn đề đăng ký ngành xuất nhập khẩu ở nhiều văn bản pháp luật khác, cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Chủ thể nào có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Trong hiện trạng mở rộng giao lưu thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế, pháp luật cho phép doanh nghiệp được hoạt động xuất nhập khẩu và hướng dẫn cụ thể về chủ thể thực hiện hoạt động này tại Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP như sau:
- Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
- Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
Thêm vào đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
Có cần đăng ký ngành xuất nhập khẩu đối với công ty Việt Nam?
Công ty Việt Nam hay chính xác hơn là doanh nghiệp không có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được thành lập bởi thương nhân Việt Nam muốn thực hiện hoạt động đăng ký ngành xuất nhập khẩu có thể tham khảo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa đã nêu rõ tại khoản 1 Điều 3 “Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.”
Theo đó, việc doanh nghiệp Việt Nam muốn hoạt động xuất khẩu nhập khẩu với các hàng hóa đúng điều kiện không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh hay nói một cách khác là không cần đăng ký ngành xuất nhập khẩu vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy không bắt buộc nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đều lựa chọn đăng ký thêm ngành xuất nhập khẩu để đảm bảo cho việc kinh doanh lâu dài về sau. Việc thêm ngành nghề xuất nhập khẩu cũng là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp phân vân. Để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ và trao đổi kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn