Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp đang lâm vào những hoàn cảnh hết sức khó khăn nên phải thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên, cắt giảm lao động, cắt giảm lương nhân công lao động hay cho lao động nghỉ việc không lương. Đứng trước tình hình đó mà Công văn 860/BHXH-BT V/v Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, được ban hành với mục đích về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Mục đích chính của việc ban hành công văn này là nhằm giảm bớt gánh nặng cho những doanh nghiệp đối với BHXH mà cụ thể là đóng vào quỹ hưu trí tử tuất. Tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được hỗ trợ từ quy định này. Theo quy định của Công văn 860/BHXH-BT doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
– Thứ nhất, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra
– Thứ hai, doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên.
Như vậy không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cắt giảm 50% lao động cũng được hỗ trợ từ BHXH. Chỉ những doanh nghiệp đáp ứng được 2 tiêu chí trên mới được phép xem xét áp dụng.
Lưu ý, ngoài những doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện về ngành nghề và tỷ lệ cắt giảm lao động trên thì những doanh nghiệp thuộc trường hợp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất). Đối với trường hợp này, doanh nghiệp đến cơ quan tài chính để yêu cầu xem xét, phê duyệt.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của Phan Law Vietnam đã giúp doanh nghiệp hiểu hơn về việc áp dụng chính sách hỗ trợ từ BHXH khi doanh nghiệp cắt giảm 50% lao động do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn