Xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng phát triển, các chủ doanh nghiệp đều mong muốn các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu của mình xuất hiện ở tầm quốc tế. Việc nhãn hiệu xuất hiện ở các quốc gia ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam thực sự là sự mong mỏi đối với mỗi doanh nghiệp. Đó cũng chính là cách thức để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Nhưng việc để một nhãn hiệu có mặt ở các quốc gia khác nhau đòi hỏi rất nhiều yêu cầu phức tạp. Trong đó có việc phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài.
Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài
Việc gia nhập vào sân chơi của thị trường thế giới thì với những chiến lược đầu tiên của kế hoạch này có thể nói đó là sự tiếp cận của nhãn hiệu. Doanh nghiệp buộc phải có sự tính toán trong việc để nhãn hiệu của mình tiếp cận gần nhất với thị trường. Thông thường các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc quảng bá, marketing hay giới thiệu những sản phẩm dịch vụ. Những vấn đề đó thực sự quan trọng nhưng có việc còn quan trọng hơn mà các doanh nghiệp thường bỏ lỡ. Đó chính là đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài.
Rõ ràng là hiện nay, rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa bị vi phạm một cách trắng trợn. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài. Họ không hiểu được khi đăng ký ở nước ngoài thì mình sẽ được hưởng lợi như thế nào, hiệu quả ra sao và lợi ích có được là những gì… Việc đăng ký này cũng không phải quá khó thực hiện như nhiều người đã nghĩ. Đồng thời mức chi phí phải bỏ ra cũng không đáng gì so với những gì mà doanh nghiệp nhận lại được.
Đối với những nhãn hiệu vừa mới góp mặt trên thị trường quốc tế nhưng không bảo hộ tại nước ngoài,, có nhiều nguy cơ mà họ phải đối mặt. Những nguy cơ thông thường có thể thấy như:
– Một nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam bị sử dụng tại nước ngoài và rất có thể đã tiến hành đăng ký trước.
– Lợi dụng uy tín sẵn có của doanh nghiệp trong nước mà trục lợi.
– Khi nhãn hiệu đã bị đăng ký, nếu doanh nghiệp vẫn muốn sử dụng thì buộc phải mua lại chính nhãn hiệu của mình. Việc làm này sẽ gây những tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp về chi phí cũng như uy tín. Thông thường mức chi phí để mua lại nhãn hiệu cũng sẽ rất cao.
– Nguy cơ đối diện với những hành vi xâm phạm tinh vi hơn và sẽ chịu những thiệt thòi về nhiều mặt. từ kinh tế cho đến pháp lý nếu có tranh chấp xảy ra.
Hiệu quả của việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài
– Doanh nghiệp hoàn toàn độc quyền trong việc sử dụng cũng như khai thác nhãn hiệu tại quốc gia đăng ký.
– Có thể thỏa thuận để chuyển nhượng hay hợp tác trong vấn đề sử dụng nhãn hiệu. Từ đó đem lại cho doanh nghiệp một nguồn lợi to lớn.
– Tránh đi mối nguy hại trong việc bị lợi dụng uy tín đến từ nhãn hiệu.
– Hạn chế về chi phí tranh chấp khi chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp.
– Chiếm ưu thế trong việc đàm phán hay tranh chấp
– Tự tin trong việc tiếp cận và quảng bá nhãn hiệu tại thị trường quốc gia đăng ký.
– Không lo ngại về việc nhãn hiệu của mình bị trục lợi.
Trên đây là một số thông tin của Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam về nhãn hiệu ở nước ngoài. Hi vọng sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu về đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài của các chủ thể một cách hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì về những thông tin liên quan, hoặc muốn thực hiện đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu khi gia nhập thị trường nước ngoài.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888
Email: info@phan.vn