Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có tham khảo một số bài viết của các bạn và được biết tài sản góp vốn không chỉ là tiền tệ Việt Nam. Vậy đối với các loại tài sản khác thì doanh nghiệp phải định giá như thế nào để phù hợp với yêu cầu của pháp luật?
Xin chân thành cảm ơn!
Doanh nghiệp có được lập chi nhánh ở nước ngoài hay không?
Doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động trong phạm vi các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh?
Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh tối đa bao nhiêu năm?
Trả lời:
Chào bạn. Trước hết Phan Law xin gửi lời chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những câu hỏi của mình về cho Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp này của bạn, chúng tôi xin phép giải đáp dựa trên các quy định pháp luật hiện hành như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp, tài sản dùng làm vốn góp không bắt buộc phải là tiền tệ dưới hình thức Đồng Việt Nam, tuy nhiên tất cả loại hình tài sản góp vốn phải được chuyển về hình thức tiền tệ Đồng Việt Nam. Điều này dẫn đến một câu hỏi thực tiễn đó là làm thế nào định giá chính xác tài sản góp vốn thành Đồng Việt Nam. Để giải quyết cho câu hỏi này, pháp luật đã quy định về định giá tài sản góp vốn tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
- Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
- Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Việc định giá tài sản góp góp trong quá trình doanh nghiệp hoạt động cũng làm theo quy tắc tương tự như trên. Tóm lại, việc định giá tài sản góp vốn tốt nhất nên được thực hiện thông qua tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp và phải đảm bảo được tính trung thực đối với số vốn góp trên thực tế giá trị tài sản dùng làm vốn góp. Để Phan Law có thể hỗ trợ giải thích kỹ hơn về vấn đề quan trọng này, bạn có thể dành chút thời gian liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn