Việc phá sản có thể do doanh nghiệp, hợp tác xã tự nộp đơn yêu cầu phá sản hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Khi bị tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản có phải nộp thuế không? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết về nội dung này và các vấn đề liên quan cho Quý vị.
Xem thêm:
>> Phá sản doanh nghiệp hợp tác xã theo pháp luật
>> Tìm hiểu về phá sản cá nhân
>> Tư vấn giải thể doanh nghiệp là gì?
Khi phá sản có phải nộp thuế cho nhà nước không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật phá sản 2014 thì thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố phá sản như sau:
- Chi phí thực hiện phá sản
- Các khoản nợ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết
- Các khoản nợ phát sinh sau khi tiến hành mở thủ tục phá sản nhằm mục đích để phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; các khoản nợ không có bảo đảm; các khoản nợ có bảo đảm chưa được trả do giá trị tài sản dùng để bảo đảm không đủ để trả nợ.
Theo quy định trên, sau khi đã thanh toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động; các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản để phục hồi hoạt động kinh doanh mà vẫn còn tài sản để chia thì sẽ tiếp tục trả các khoản nợ còn lại cho tới hết, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế. Nếu số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các khoản nợ thì phải chia đều cho các khoản nợ theo tỷ lệ.
Phá sản thì trách nhiệm thuộc về chủ thể nào?
Phá sản thì trách nhiệm thuộc về chủ thể nào?
Khi công ty bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố phá sản thì công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ. Bên cạnh đó, có những chủ thể chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty, cụ thể đó là:
- Thành viên hợp danh (tham khảo điểm khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020);
- Chủ doanh nghiệp tư nhân (tham khảo khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020);
- Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên (khi chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày mà công ty thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên).
Thủ tục phá sản công ty diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước để được tuyên bố phá sản công ty diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu
Doanh nghiệp, hợp tác xã tự nộp đơn yêu cầu phá sản hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu phá sản cho tòa án nhân dân có thẩm quyền (tham khảo Điều 5 Luật phá sản 2014)
Bước 2: Phân công một thẩm phán giải quyết
Chánh án phân công 01 Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán để giải quyết trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn (tham khảo Điều 31 Luật phá sản 2014)
Bước 3: Xử lý đơn phá sản
Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu trong 03 ngày làm việc từ khi được phân công như sau:
- Đơn hợp lệ: Thông báo người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
- Đơn không hợp lệ: Thông báo cho người nộp đơn để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung
- Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết: Chuyển đơn yêu cầu cho tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Khi người nộp đơn không có quyền nộp; không thực hiện sửa đổi, bổ sung,…: Trả lại đơn yêu cầu
Bước 4: Thụ lý đơn yêu cầu
Tòa án tiến hành thụ lý đơn khi nhận được biên lai nộp tiền phá sản (tham khảo Điều 39 Luật phá sản 2014)
Lưu ý: Đối với trường hợp không phải nộp tiền phá sản thì Tòa án thụ lý đơn khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.
Bước 5: Mở thủ tục phá sản
Trong 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (tham khảo khoản 1 Điều 42 Luật phá sản 2014).
Bước 6: Triệu tập hội nghị chủ nợ
Triệu tập hội nghị chủ nợ được diễn ra để đề nghị:
- Đình chỉ giải quyết thực hiện đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Áp dụng các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh
- Tuyên bố phá sản
Bước 7: Phục hồi hoạt động kinh doanh
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh thì công ty phải xây dựng phương án phục hồi và gửi cho những chủ thể liên quan cho ý kiến (tham khảo khoản 1 Điều 87 Luật phá sản 2014)
Bước 8: Tòa án ra quyết định tuyên bố công ty bị phá sản
Khi đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc không thực hiện được phương án và hết thời hạn phục hồi mà vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 9: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản:
- Thanh lý tài sản phá sản
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của công ty cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến phá sản có phải nộp thuế. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư