Phá sản làm lại từ đầu được không? Đây là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thủ tục phá sản diễn ra khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được nợ đến hạn, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu mở thủ tục phá sản. Và quy trình phá sản không hề là một con đường bằng phẳng và dễ dàng.
Xem thêm:
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà
>> Phá sản doanh nghiệp hợp tác xã theo pháp luật
>> Công ty phá sản ai chịu trách nhiệm?
Phá sản làm lại từ đầu
Phá sản công ty, hơp tác xã được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản công ty, hợp tác xã được hiểu là việc công ty, hơp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán do không có tài sản để thanh toán hoặc có tài sản nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Phá sản công ty, hợp tác xã có những đặc điểm như sau:
- Việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian, đó là tòa án
- Là một hoạt động đòi nợ tập thể, do chủ nợ thường từ 02 chủ thể trở lên
- Thủ tục phá sản diễn ra khi mất khả năng thanh toán trong 03 tháng và là biện pháp cuối cùng của hoạt động đòi nợ.
- Thanh toán nợ dựa trên cơ sở số tài sản còn lại của công ty, hơp tác xã.
- Thủ tục phá sản giúp con nợ có thể được áp dụng các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh khi quá trình triệu tập hội nghị chủ nợ diễn ra quyết định áp dụng biện pháp này.
Chủ thể nào được nộp đơn yêu cầu phá sản?
Theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014, những chủ thể sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu để mở thủ tục phá sản:
Thứ nhất, chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu
Hiện nay, những chủ thể được quyền nộp đơn yêu cầu phá sản cho tòa án gồm:
- Chủ nợ
- Người lao động trong trường hợp công ty không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
- Chủ sở hữu công ty nhà nước
- Các cổ đông công ty cổ phần
- Các thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu phá sản
Đó là các công ty lâm vào tình trạng phá sản. Khi nhận thấy công ty lâm vào tình trạng phá sản thì chủ công ty hoặc đại diện hợp pháp của công ty có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Khi nói phá sản làm lại từ đầu thì có đúng không?
Khi nói phá sản làm lại từ đầu thì có đúng không?
Việc tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản khi không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong vòng 03 tháng kể từ ngày đến hạn phải trả mở ra cho doanh nghiệp, hợp tác xã cơ hội hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ bằng biện pháp thanh lý tài sản hoặc áp dụng các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh khi được hội nghị chủ nợ đề nghị để trả nợ dần bằng lợi tức tương lai, cụ thể như sau:
- Khi bị áp dụng các biện pháp thanh lý tài sản: Doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ giảm được gánh nặng tài sản đối với chủ nợ khi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã không còn bởi chủ nợ chỉ được nhận lại khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản còn lại của doanh nghiệp.
- Khi áp dụng các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh: Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn hiện tại và được trả nợ dần bằng lợi tức tương lai
Như vậy, dù bị thanh lý tài sản hay được áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh thì đều là cơ hội quý báu để họ thoát khỏi thế bế tắc và làm lại từ đầu.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về phá sản làm lại từ đầu. Phan Law tự tin là một trong những đơn vị tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý tốt nhất hiện nay, với phương châm đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư