Phá sản được biết tới là tình trạng một công ty/doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và bị thua lỗ dẫn đến không đảm bảo đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khi đó, Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty đó bị phá sản nếu đủ điều kiện. Vậy, khi công ty phá sản ai chịu trách nhiệm? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích và trả lời câu hỏi này.
Xem thêm:
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà
>> Phá sản doanh nghiệp hợp tác xã theo pháp luật
>> Tư vấn giải thể doanh nghiệp là gì?
Công ty phá sản ai chịu trách nhiệm?
Phá sản công ty là gì?
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản công ty được hiểu là việc công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán do không có tài sản để thanh toán hoặc có tài sản nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Phá sản công ty có những đặc điểm như sau:
- Là một thủ tục tư pháp đặc biệt
- Là một hoạt động đòi nợ tập thể, do chủ nợ thường từ 02 chủ thể trở lên
- Thủ tục phá sản diễn ra khi mất khả năng thanh toán trong 03 tháng và là biện pháp cuối cùng của hoạt động đòi nợ.
- Thanh toán nợ dựa trên cơ sở số tài sản còn lại của công ty.
- Thủ tục phá sản là thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi hoạt động kinh doanh khi quá trình triệu tập hội nghị chủ nợ diễn ra quyết định áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh.
Chế độ chịu trách nhiệm tài sản trong công ty như thế nào?
Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của công ty được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 gồm chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chế độ trách nhiệm vô hạn
- Bản chất: Được hiểu là nghĩa vụ trả nợ cho đến khi thanh toán được hết các khoản nợ
- Ưu điểm: Tạo được sự tin tưởng với đối tác, khách hàng trong nghĩa vụ trả nợ vì chế độ chịu trách nhiệm bằng cả tài sản không đầu tư vào kinh doanh.
- Nhược điểm: Nhiều chủ thể sẽ không dám đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro, mạo hiểm. Điều này rất dễ làm mất cân đối các ngành nghề kinh doanh nền kinh tế.
Thứ hai, chế độ trách nhiệm hữu hạn
- Bản chất: Là chế độ mà các chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong phạm vi phần vốn góp của mình.
- Ưu điểm: Khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro, mạo hiểm. Điều này giúp cân đối nền kinh tế
- Nhược điểm: Khách hàng, đối tác khó có khả năng đòi hết được các khoản nợ nếu công ty làm ăn thua lỗ, bị phá sản
Hiện nay công ty phá sản ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì khi công ty bị phá sản thì công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Bên cạnh đó, tùy vào từng loại hình công ty mà sẽ có những chủ thể chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty (chế độ trách nhiệm vô hạn được hiểu là chế độ chịu trách nhiệm không giới hạn trong bất kỳ phạm vi giá trị tài sản nào, nợ bao nhiêu phải trả bấy nhiêu cho đến khi thanh toán được hết các khoản nợ), cụ thể đó là những chủ thể sau:
- Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên (khi chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên)
- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh vì chế độ trách nhiệm vô hạn, tức là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân đó (tham khảo điểm khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020)
- Chủ doanh nghiệp tư nhân vì chế độ trách nhiệm vô hạn (tham khảo khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020)
Trên đây là những tư vấn về công ty phá sản ai chịu trách nhiệm. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn chi tiết thêm thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư