Đăng ký bản quyền nhạc trên youtube hiện là một trong những thủ tục được rất nhiều người quan tâm. Mỗi tác phẩm âm nhạc được đăng tải trên nền tảng này không chỉ được bảo hộ bản quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam mà còn được bảo hộ thông qua những quy định riêng của youtube! Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu các phương thức để có thể bảo vệ bản quyền nhạc một cách toàn diện nhất khi sử dụng youtube trong nội dung bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Giải thích tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả?
>> Đăng ký bản quyền âm nhạc để làm gì?
>> Đăng ký bản quyền âm nhạc Youtube có khó không?
Bảo vệ tác phẩm âm nhạc trên youtube
Bản quyền âm nhạc là gì?
Âm nhạc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bản nhạc, nhạc phổ, video âm nhạc… Bản quyền âm nhạc là quyền tác giả của tác giả, chủ sở hữu đối với loại hình tác phẩm này. Thông qua bản quyền âm nhạc bạn có thể hiện thức hóa quyền sở hữu trí tuệ vô hình từ tác phẩm này, từ đó có hướng khai thác hợp lý nhất. Ngoài ra, trường hợp tác phẩm âm nhạc của mình bị xâm phạm, bạn hoàn toàn có quyền tự bảo hộ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, xử lý, bảo hộ quyền tác giả chính đáng.
Cách đăng ký bản quyền nhạc trên youtube
Để đăng ký bản quyền nhạc trên youtube thông qua pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, bạn cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục, cũng như thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách chính xác nhất.
Xác định đối tượng
Tác phẩm âm nhạc là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Điều 10 Nghị định 22/2019/NĐ-CP có quy định chi tiết về hình thức thể hiện đối với loại hình tác phẩm này như sau:
“Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.”
Như vậy, trên nền tảng youtube, có thể xác định tác phẩm âm nhạc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền
Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền đối với tác phẩm âm nhạc tương tự như đối với tất cả các loại hình tác phẩm khác. Bạn phải chuẩn bị theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
…..
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Trình tự nộp và xử lý hồ sơ
Khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn nộp đến Cục Bản quyền hoặc hai văn phòng đại diện của Cục để được tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trình tự cấp giấy chứng nhận bảo hộ thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.”
Công cụ bảo hộ bản quyền trên nền tảng youtube
Cách bảo hộ bản quyền nhạc thông qua công cụ sẵn có của youtube
Youtube cung cấp các công cụ quản lý bản quyền cho người dùng khi đăng, tải, chia sẻ video trên nền tảng này. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng và nhu cầu quản lý, bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong những công cụ dưới đây song song với thực hiện đăng ký bản quyền nhạc trên Youtube thông qua pháp luật.
Dùng biểu mẫu web yêu cầu gỡ bỏ
Mọi người dùng trên youtube đều có thể truy cập vào biểu mẫu này. Tuy nhiên, chỉ chủ sở hữu bản quyền hoặc người đại diện được ủy quyền thay mặt cho chủ sở hữu mới được phép gửi biểu mẫu này. Bạn có thể gửi biểu mẫu yêu cầu gỡ bỏ video mà bạn phát hiện đang sử dụng trái phép tác phẩm âm nhạc của mình.
Công cụ Copyright Match Tool
Công cụ này giúp bạn phát hiện các bản đăng tải lại toàn bộ video của bạn, bất kể bạn sử dụng tùy chọn quyền riêng tư nào. Từ đó, bạn có thể chọn một trong các biện pháp mà youtube cung cấp để bảo vệ tác phẩm của mình
Chương trình xác minh nội dung
Đây là công cụ dành cho những chủ sở hữu bản quyền thường xuyên có nhu cầu xóa nội dung trên youtube cũng như đã nhiều lần gửi yêu cầu gỡ bỏ hoàn chỉnh và hợp lệ. Công cụ này giúp chủ sở hữu bản quyền tìm kiếm nội dung mà bạn cho là vi phạm và gửi yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền cho nhiều video cùng lúc.
Content ID
Hiện tại, content ID là hệ thống tối ưu nhất mà youtube cung cấp để người dùng có thể quản lý tài sản trí tuệ của họ trên nền tảng này. Các video tải lên YouTube được quét để đối chiếu với một cơ sở dữ liệu tệp mà các chủ sở hữu bản quyền đã gửi. Nếu Content ID tìm thấy nội dung trùng khớp với một trong các tác phẩm của bạn thì bạn có thể:
- Chặn toàn bộ video.
- Kiếm tiền từ video đó bằng cách chạy quảng cáo. Trong một số trường hợp, bạn có thể chia sẻ doanh thu với người tải lên.
- Theo dõi số liệu thống kê lượng người xem video.
Để được hỗ trợ đăng ký bản quyền nhạc trên youtube, bạn có thể trực tiếp trao đổi thêm với các luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp của Phan Law Vietnam thông qua.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư