Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2014 còn quy định về nhóm công ty. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn pháp luật doanh nghiệp về tổ chức lại doanh nghiệp cho mọi người.
>> Xem thêm bài viết: Đăng ký doanh nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Khi nào thì sẽ thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp?
Một doanh nghiệp quyết định tổ chức lại doanh nghiệp thường là do:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp/công ty thay đổi
- Nhu cầu quản trị doanh nghiệp/công ty thay đổi
- Các chủ sở hữu công ty phát sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp
- Công ty không đủ số lượng tối thiểu thành viên
- Nâng cao năng lực cạnh tranh với những doanh nghiệp khác
Tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là gì?
Theo tư vấn pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là tái cấu trúc lại doanh nghiệp gồm các hình thức sau:
Chia doanh nghiệp
- Tách doanh nghiệp
- Hợp nhất doanh nghiệp
- Sáp nhập doanh nghiệp
- Chuyển đổi doanh nghiệp
Mục đích khi doanh nghiệp quyết định tổ chức lại:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của công ty
- Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ. Khi đó có thể thực hiện chia, tách doanh nghiệp
- Tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể do không đủ số lượng tối thiểu. Khi đó có thể thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp, chia, tách doanh nghiệp
Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là gì?
Chia doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản là chia một công ty thành hai hay nhiều công ty khác và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia và không có việc huy động thêm vốn góp khi chia doanh nghiệp.
Ví dụ: A -> B + C (Trong đó: A. công ty bị chia; B, C. công ty mới).
Lưu ý: chỉ có công ty TNHH và CTCP mới được chia
Tách doanh nghiệp được hiểu là tách công ty hiện có bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Ví dụ: A -> A + B + C (Trong đó: A. công ty bị tách; B, C. công ty mới).
Lưu ý: chỉ có công ty TNHH và CTCP mới được tách
Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu là hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành 1 công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, nghĩa vụ, quyền và lợi ích sang cho công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Ví dụ: A + B -> C (Trong đó: A, B công ty bị hợp nhất, C công ty hợp nhất)
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, nghĩa vụ, quyền và lợi ích sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Ví dụ: A + B + C -> A (Trong đó: A công ty nhận sáp nhập; B, C công ty bị sáp nhập)
Trên đây là các nội dung tư vấn tư vấn pháp luật doanh nghiệp hiện nay. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn