Hiện nay, mua bán và sáp nhập được nhắc đến rất nhiều và cũng là một xu hướng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hai khái niệm này không hẳn là đồng nhất và đi liền với nhau mà vẫn có sự khác biệt về bản chất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Cập nhật bài viết mới: Trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh theo pháp luật
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) tiến hành sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập – tiến hành thủ tục giải thể công ty (tham khảo Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014).
Mua bán doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Mua bán doanh nghiệp, về bản chất cũng giống như hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, hoạt động mua bán doanh nghiệp có đối tượng mua bán rất đặc thù là Doanh nghiệp hay công ty. Việc mua lại doanh nghiệp thực chất là mua lại các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của cổ đông hay thành viên trong công ty.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức chuyển nhượng cổ phần. Còn đối với việc mua bán công ty TNHH thì được chuyển nhượng vốn góp trong công ty.
Sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp khác nhau ra sao?
Sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp khác nhau như sau:
Thứ nhất, hình thức thực hiện
Sáp nhập doanh nghiệp: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được gộp chung với tài sản của doanh nghiệp sáp nhập.
Mua bán doanh nghiệp: Không nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một bộ phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại.
Thứ hai, hệ quả pháp lý
- Sáp nhập doanh nghiệp: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.
- Mua bán doanh nghiệp: Sau khi hợp đồng có hiệu lực, công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần bị mua lại, công ty mua lại được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.
Trên đây là các nội dung tư vấn về phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn