Giải thể doanh nghiệp mà cụ thể là doanh nghiệp tư nhân là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh. Việc chấm dứt này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do mục tiêu kinh doanh đề ra lúc ban đầu không đạt được. Lúc này thương nhân không còn muốn tiếp tục duy trì nữa nên phải thực hiện thủ tục chấm dứt kinh doanh theo cách giải thể. Nhằm bảo đảm cho quyền lợi của các bên liên quan cũng như tính thống nhất trong thủ tục này mà Luật doanh nghiệp mới nhất đã quy định chi tiết về nội dung này.
Xem thêm:
>> Luật phá sản ngân hàng là gì?
>> Hướng dẫn chi tiết giải thể chi nhánh
>> Công ty phá sản và giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì?
Quy định về giải thể doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân và giải thể doanh nghiệp tư nhân
Với tư cách là một trong các loại hình doanh nghiệp đặc trưng nhất được phép thành lập tại Việt Nam. Do đó mà dù là thành lập hay giải thể thì vẫn phải theo một quy trình nhất định đã được quy định trước đó.
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về loại hình doanh nghiệp này như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Quy định về thủ tục giải thể
Cũng giống như những loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân bị giải thể nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 207 Luật này:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
Dù là thành lập hay giải thể thì một doanh nghiệp đều có những tác động nhất định đến các khía cạnh xung quanh. Vì vậy mà trước khi thực hiện thủ tục này thì doanh nghiệp tư nhân cần xem xét về việc mình có đủ điều kiện để thực hiện hay không.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 thì một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng muốn thực hiện thủ tục giải thể phải bảo đảm được điều kiện nhất định. Theo đó doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể một doanh nghiệp tư nhân cơ bản được thực hiện theo quy định tại Điều 208 Luật này như sau:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
– Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
– Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Trên đây là thông tin chung về việc giải thể doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư