Ngày nay, có rất nhiều chủ thể muốn khởi nghiệp hoặc muốn mở rộng kinh doanh nhưng không biết loại hình nào phù hợp với mô hình kinh doanh của mình nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Mời các bạn theo dõi bài viết.
Xem thêm:
>> Các lưu ý cần biết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
>> Các mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật
>> Đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp theo luật mới
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh.
Nên thành lập doanh nghiệp nào hiện nay?
Hiện nay có bốn mô hình doanh nghiệp phổ biến được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Tùy vào số lượng chủ doanh nghiệp, số lượng nhân viên, tiền vốn, quy mô, … mà mỗi chủ doanh nghiệp sẽ tự chọn cho mình mô hình doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của họ”. Bốn mô hình doanh nghiệp đó có đặc điểm như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó thường làm việc theo nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp thường đồng thời là nhà quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Thứ hai, công ty hợp danh.
Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn
Gồm công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và công ty TNHH hai thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 02 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau, ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.
Thứ tư, công ty cổ phần
Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Hộ gia đình được hiểu như thế nào?
Theo pháp luật hiện hành (Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) thì hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại (khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021).
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh.
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Để dễ dàng cho Quý vị lựa chọn nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh thì dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra ưu và nhược điểm của từng mô hình:
Trường hợp 1: Thành lập công ty
Ưu điểm:
- Khả năng huy động vốn khá cao bằng nhiều hình thức khác nhau đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Có thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn, có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau bằng cách lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hay lập địa điểm kinh doanh.
Nhược điểm:
- Thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp.
- Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bởi công ty thường sử dụng nhiều lao động và quy mô lớn
Trường hợp 2: Thành lập hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ
- Thủ tục thực hiện thành lập không quá phức tạp.
Nhược điểm:
- Việc huy động vốn bị hạn chế, hộ kinh doanh chỉ có thể tự xoay vốn hoặc vay của các cá nhân, tổ chức khác. Cũng không thể rút vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về nội dung tư vấn về nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư