Nếu chỉ có duy nhất một thành viên thực hiện góp vốn thì loại hình công ty TNHH một thành viên được xem là phù hợp nhất. Sở dĩ như thế là do loại hình doanh nghiệp này có tính gọn nhẹ hơn trong cơ cấu tổ chức cũng như điều kiện và thủ tục thành lập đơn giản hơn so với công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Mặc dù các bước thành lập công ty TNHH một thành viên tối ưu hơn nhưng người thực hiện cũng cần nắm vững trước khi tiến hành.
Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết
Với quy trình bao gồm các bước thành lập công ty TNHH một thành viên thì việc đầu tiên cần làm chính là chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Để có thông tin đó thì các cá nhân hoặc tổ chức thành lập cần chuẩn bị bản sao chứng thực hoặc bản scan chứng minh thư/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (áp dụng chủ sở hữu công ty là cá nhân) và đăng ký kinh doanh (trường hợp chủ sở hữu công ty là pháp nhân).
Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH và nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký
Với loại hình công ty TNHH một thành viên thì hồ sơ đăng ký thành lập được quy định chuyên biệt. Theo quy định thì hồ sơ đăng ký thành lập loại hình này bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước)
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Sau khi hoàn thiện, hồ sơ cần được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét giải quyết.
Nhận kết quả đăng ký
Nếu hồ sơ hợp lệ, quá trình được diễn ra suôn sẻ thì người thực hiện sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với trường hợp có những thiếu sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo yêu cầu sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ.
Công bố thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp
Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ cần phải nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khắc con dấu công ty và công bố mẫu con dấu
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty TNHH một thành viên bất kỳ có thể lựa chọn con dấu sử dụng. Tuy nhiên để sử dụng con dấu hợp pháp, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hoàn thành việc khắc dấu, thì công ty sẽ phải được công bố trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Ngoài các bước thành lập công ty TNHH một thành viên cơ bản trên thì sẽ còn một số thủ tục sau đăng ký khác. Nếu muốn tìm hiểu thêm vấn đề này, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn thêm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn