Công ty xây dựng là công ty kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng. Nhu cầu xây dựng ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu đó là việc nhu cầu thành lập ra công ty xây dựng. Để thành lập công ty xây dựng cần gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Điều kiện kinh doanh ngành nghề xây dựng
Đa số các ngành nghề xây dựng (thi công xây dựng) không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, pháp luật không quy định các điều kiện về vốn điều lệ, kinh nghiệm, chứng chỉ hay bằng cấp. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề liên quan đến thiết kế xây dựng, giám sát thi công thì phải có chứng chỉ hành nghề. Cụ thể, theo Phụ lục 4 Luật Đầu tư về Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì một số ngành thuộc danh mục này là: dịch vụ thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;…
Do đó, để biết được thành lập công ty xây dựng cần gì thì trước khi muốn thành lập công ty xây dựng thì bạn cần quan tâm ngành nghề xây dựng mà công ty kinh doanh có cần phải đáp ứng các điều kiện nào theo quy định của pháp luật hay không. Sau đó tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Để tiếp tục trả lời cho câu hỏi thành lập công ty xây dựng cần gì thì ngoài điều kiện kinh doanh nêu trên, thì chủ thể kinh doanh phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì có 5 loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Tùy thuộc vào nguồn vốn, quy mô và ngành nghề kinh doanh mà bạn nên chọn loại hình công ty phù hợp cho mình. Mỗi loại hình sẽ có cơ cấu tổ chức, cách quản lý hoạt động khác nhau. Ví dụ đối với những cá nhân có vốn nhỏ lẻ, muốn thành lập công ty một mình thì lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Nếu có nhiều người cùng muốn hợp tác kinh doanh, quy mô vốn lớn thì có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần.
Đối với công ty xây dựng thì khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến thi công xây dựng, vật liệu xây dựng thì sẽ cần nguồn vốn lớn. Không chỉ thế, khi đăng ký vốn điều lệ lớn thì công ty sẽ có khả năng ký kết được các hợp đồng có giá trị cao, tạo niềm tin với khách hàng. Theo đó, công ty xây dựng nên lựa chọn cho mình loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần là phù hợp nhất.
Đăng ký thành lập công ty xây dựng
Trước khi muốn thành lập công ty bất kể kinh doanh trong lĩnh vực nào thì người thành lập công ty cũng phải lên kế hoạch sẵn cho mình về công ty dự định thành lập. Đây là điều quan trọng nhất khi muốn tìm đáp án cho câu hỏi thành lập công ty xây dựng cần gì. Cụ thể là ngành nghề kinh doanh công ty, nguồn vốn, nhân sự, cơ sở vật chất, địa điểm trụ sở. Sau đó để chính thức công ty được thành lập thì bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thành lập công ty theo quy định hiện nay khá đơn giản, cần điền đầy đủ các thông tin về công ty như loại hình doanh nghiệp, tên công ty, vốn điều lệ, trụ sở, người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu lên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu. Hồ sơ còn cần kèm theo một số giấy tờ khác như điều lệ công ty, bản sao giấy chứng thực cá nhân. Sau đó bạn nộp hồ sơ đã chuẩn bị cho Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn.
Để biết thành lập công ty xây dựng cần gì bạn có thể tham khảo các quy định của pháp luật hoặc nhờ sợ hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân cũng cấp dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, điều lưu ý đầu tiên và cơ bản là bạn cần chuẩn bị tìm hiểu kỹ thông tin về ngành nghề kinh doanh có là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không, sau đó là các điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn muốn việc thành lập công ty xây dựng được nhanh chóng và chính xác có thể liên hệ với Phan Law chúng tôi qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn