Xu hướng của giới trẻ hiện nay là việc tự mở công ty riêng để kinh doanh. Tuy nhiên đây không phải là việc mà ai cũng dám làm. Hôm nay Phan Law xin chia sẻ một số kinh nghiệm mở công ty riêng dưới góc độ pháp lý để giúp mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có thêm kiến thức để tự tin mở công ty riêng cho mình.
Kinh nghiệm lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Kinh nghiệm mở công ty riêng đầu tiên mà Phan Law muốn chia sẻ đó là kinh nghiệm lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành phân ra 5 loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Mỗi loại hình có cơ cấu tổ chức, quyền hạn nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, cách thức quản lý khác nhau và đã được quy định rõ trong luật. Tùy thuộc vào nguồn vốn, ngành nghề kinh doanh và quy mô công ty mà phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Đối với những ai muốn tự mình mở công ty riêng, đồng thời ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi nguồn vốn quá cao thì bạn nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do cơ cấu tổ chức của cả hai loại hình này đều là do một cá nhân làm chủ sở hữu, bộ máy quản lý đơn giản nên bạn có toàn quyền trong các quyết định kinh doanh của công ty. Sự khác biệt giữa hai loại hình này là đối với doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không phân biệt tài sản cá nhân hay tài sản công ty đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh của công ty. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bạn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi mức vốn điều lệ đã đăng ký.
Nếu bạn muốn cùng một nhóm bạn mở công ty riêng thì có thể lựa chọn loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Các loại hình này cho phép các thành viên trong công ty cùng nhau góp vốn, điều hành công ty, các quyết định sẽ được đưa ra lấy ý kiến. Khi đó, cơ cấu tổ chức sẽ phức tạp hơn nhưng cũng sẽ chặt chẽ hơn. Có kinh nghiệm, nguồn vốn lớn cùng với sự quản lý chặt chẽ của nhiều người thì sẽ giúp công ty hoạt động tốt hơn và phát triển nhanh chóng hơn.
Kinh nghiệm mở công ty riêng cho chủ thể kinh doanh.
Kinh nghiệm về lựa chọn mức vốn điều lệ công ty
Kinh nghiệm mở công ty riêng tiếp theo mà Phan Law muốn chia sẻ đó là kinh nghiệm trong việc lựa chọn mức vốn điều lệ khi thành lập công ty. Hiện nay không có quy định về mức vốn điều lệ tối đa mà công ty được đăng ký. Còn về mức vốn điều lệ tối thiểu thì phải dựa vào ngành nghề kinh doanh của công ty là gì. Đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường thì sẽ không có yêu cầu về mức vốn điều lệ, công ty tùy ý lựa chọn mức vốn điều lệ muốn đăng ký. Tuy nhiên cũng không nên đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp, điều này ảnh hưởng đến khả năng ký kết hợp đồng của công ty cũng như việc tạo niềm tin với khách hàng. Nếu mức vốn điều lệ lớn chắc chắn công ty sẽ giúp khách hàng tin tưởng công ty mình có khả năng chi trả hơn nếu xảy ra trường hợp bồi thường.
Còn đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ đòi hỏi về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty, hay còn gọi là vốn pháp định. Pháp luật quy định như vậy do đặc thù của ngành nghề cần có nguồn vốn lớn để kinh doanh cũng như chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh. Ví dụ đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản thông thường phải có mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên hoặc Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh bất động sản. Do đó, để tìm hiểu ngành nghề mình kinh doanh có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không thì bạn nên tham khảo Phụ lục 4 Luật Đầu tư hiện hành.
Cùng với quy định về mức vốn tối thiểu thì một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn quy định về chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm. Ví dụ để kinh doanh dịch vụ kế toán thì chủ doanh nghiệp tư nhân, người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập. Mỗi ngành nghề sẽ có các điều kiện khác nhau, bạn nên tìm hiểu các quy định của Luật chuyên ngành về lĩnh vực mình kinh doanh để nắm rõ chi tiết quy định của pháp luật.
Kinh nghiệm thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và nhanh chóng. Bạn cần điền đầy đủ các thông tin yêu cầu theo mẫu trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh kèm theo một số giấy tờ khác. Trong mẫu đề nghị cần lưu ý vấn đề về loại hình doanh nghiệp, tên công ty, địa chỉ trụ sở công ty, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, chủ sở hữu công ty. Bạn có thể tự mình soạn thảo hồ sơ và nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Hoặc để tiết kiệm thời gian, công sức và có kết quả nhanh chóng hơn bạn có thể liên hệ tới các dịch vụ pháp lý có kinh nghiệm mở công ty riêng.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư