Khởi nghiệp là cách gọi khác của việc thành lập doanh nghiệp mới và hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý là trở ngại để doanh nhân tham gia thương trường. Chẳng hạn doanh nhân có ý định thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân nhưng còn chưa hiểu rõ bản chất pháp lý của hình thức kinh doanh này. Hiểu được tầm quan trọng của các công tác, thủ tục pháp lý nên bài viết này trước hết sẽ giúp nhà đầu tư hiểu về bản chất của loại hình doanh nghiệp này trước khi mong muốn xây dựng thị trường.
Quy định về loại hình doanh nghiệp tư nhân
Cũng như những loại hình doanh nghiệp khác, pháp luật Việt Nam có quy định chi tiết về doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề này được cụ thể tại Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014, theo đó:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Phân tích đặc điểm doanh nghiệp tư nhân
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, có thể thấy loại hình doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm nổi bật như:
– Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh theo ý muốn của mình.
– Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình này tạo sự tin tưởng gần như tuyệt đối cho các đối tác, khách hàng. Bên cạnh đó cũng giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, có một số khuyết điểm tồn đọng khiến cho sự lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân trở nên hạn chế do:
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
– Mức độ rủi ro cao, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp đối với các nghĩa vụ tài chính chứ không đơn thuần gói gọn trong phạm vi số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp
– Lưu ý đối với những trường hợp thuê Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn phần nào hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp tư nhân. Còn nếu muốn biết cách thành lập doanh nghiệp dạng này thì bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được hỗ trợ nhiều hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn