Việt Nam đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng sôi nổi. Mỗi ngày, có hàng ngàn công ty mới được thành lập ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này cho thấy, xu hướng mở công ty riêng đang được rất nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu về các vấn đề và thủ tục mở công ty riêng tại Việt Nam.
Xem thêm:
>> Phân tích đặc điểm các loại hình doanh nghiệp năm 2022
>> Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý như thế nào?
>> Chia, tách doanh nghiệp theo pháp luật là gì?
Các loại hình doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khi thành lập công ty phải xác định loại hình công ty muốn mở. Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức, quy mô, đặc điểm, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty khác nhau. Tùy vào mức vốn, ngành nghề sản xuất kinh doanh mà người thành lập công ty lựa chọn loại hình phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Mỗi loại hình sẽ có ưu và nhược điểm riêng, ví dụ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ không có quyền huy động vốn bằng cổ phần như công ty cổ phần nhưng cơ cấu tổ chức, thủ tục với cơ quan nhà nước sẽ đơn giản hơn.
Thủ tục mở công ty riêng tại Việt Nam.
Thủ tục mở công ty riêng tại Việt Nam
Để mở công ty, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty được phép kinh doanh hợp pháp. Thủ tục đăng ký mở công ty thông thường gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập.
Thành phần hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tùy thuộc vào loại hình muốn thành lập để điền mẫu phù hợp quy định tại Phụ lục I);
– Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân.
– Điều lệ công ty (trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân không phải nộp điều lệ);
– Các loại giấy tờ khác tùy thuộc vào loại hình đăng ký doanh nghiệp. Ví dụ, đối với thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần danh sách thành viên công ty, đối với công ty cổ phần cần có danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông góp vốn.
Cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần đọc kỹ thông tin để điền chính xác và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ yêu cầu. Khi đặt tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ, chủ sở hữu công ty, người thành lập hoặc người được ủy quyền sẽ đem bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp. Doanh nghiệp phải nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc nơi trụ sở chính của công ty đăng ký.
Bước 3: Tiếp nhận, xử lý và trả kết quả.
Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ và thông tin kê khai chính xác thì hồ sơ được xem là hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật trước khi đi vào hoạt động như sau:
- Treo biển tại trụ sở chính của công ty;
- Kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử;
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
- Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn;
- Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng thủ tục mở công ty riêng tại Việt Nam không quá phức tạp. Chỉ cần tìm hiểu kỹ thì bạn có thể mở được công ty. Tuy nhiên do mở công ty cần nhiều công đoạn, nếu ai chưa có kinh nghiệm sẽ phải bỏ khá nhiều thời gian công sức để tìm hiểu. Để tiết kiệm thời gian cũng như có kết quả nhanh chóng, bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Phan Law Vietnam. Nếu cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư