Vốn điều lệ khi thành lập công ty có thể xem là một trong những thông tin đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hiện tại, ngoài các ngành nghề có điều kiện mà pháp luật yêu cầu phải có mức vốn pháp định cụ thể, các ngành nghề khác doanh nghiệp tự do chọn số vốn điều lệ của riêng mình.
Xác định vốn điều lệ khi thành lập công ty
Theo định nghĩa tại Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2019 (Luật DN), vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
Như thông tin đã chia sẻ ở trên, hiện tại ngoài những ngành nghề đặc biệt, đa số các hoạt động kinh doanh khác không yêu cầu vốn điều lệ cụ thể khi thành lập. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc để xác định mức vốn điều lệ khi thành lập công ty của mình theo các tiêu chí sau:
- Khả năng tài chính của mình;
- Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
- Dự án ký kết với đối tác…
Ngoài ra, khi thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ phải nộp lệ phí môn bài dựa trên số vốn điều lệ khi thành lập công ty mà bạn đã đăng ký. Cụ thể: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm và 2 triệu đồng/ 1 năm đối với vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng.
Vốn điều lệ khi thành lập công ty được góp bằng hình thức nào
Theo quy định tại Điều 35 Luật DN, tài sản góp vốn không chỉ giới hạn ở tiền mà còn được áp dụng cho các loại tài sản khác như: ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Vì vậy, ngoài việc góp vốn bằng tiền mặt, các nhà đầu tư có thể thực hiện góp tái sản khác thông qua việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo quy định tại Điều 36 Luật DN.
Cụ thể, đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản…
Trên đây là một số thông tin pháp lý hiện hành về vốn điều lệ khi thành lập công ty. Để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ bạn tốt hơn trong việc xác định mức vốn điều lệ hợp lý nhất, cũng như các thủ tục liên quan, hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn