Giấy phép thành lập doanh nghiệp hay chính xác hơn là giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hiểu đơn giản đó là giấy khai sinh của một doanh nghiệp! Bất kỳ doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam đều sẽ sở hữu giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và lưu trữ. Tìm hiểu thêm về loại tài liệu đặc biệt này trong bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam.
>>>> Xem thêm bài viết: Thay đổi đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
Giấy phép thành lập doanh nghiệp có nội dung như thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy phép thành lập doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Là loại giấy tờ được cấp theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, vì vậy tất cả các giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều phải có các nội dung theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 gồm bốn nội dung chính như sau:
“ 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Vốn điều lệ.”
Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
Trên đây chính là các nội dung pháp lý liên quan để Giấy phép thành lập doanh nghiệp! Trong trường hợp bạn cần được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này hoặc bất kỳ các vấn đề pháp lý nào khác, hãy trực tiếp trao đổi với Phan Law Vietnam thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn