Hôn nhân cận huyết vốn là một hủ tục phổ biến và tồn tại ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ít người. Ngày nay, pháp luật đã quy định về cấm kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi ba đời, cũng như các buổi vận động, tuyên truyền của các cán bộ đại phương tối từng hộ gia đình thì tùy tình trạng này đã giảm thiểu được rất nhiều nhưng vì một số nguyên nhân mà nó vẫn chưa thể xóa bỏ được. Vậy hậu quả của hôn nhân cận huyết thống là gì? Kết hôn cận huyết có bị xử lý hình sự không? Để trả lời cho những câu hỏi này, xin mời Quý khách cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết dưới đây.
Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống.
Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống là gì?
Hôn nhân cận huyết là cuộc hôn nhân xảy giữa hai người cùng chung dòng máu trực hệ của một gia đình hoặc một gia tộc. Hiểu đơn giản hơn thì đây chính là cuộc hôn nhân giữa những người cùng dòng máu trong phạm vi ba đời trở lại do cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Mặc dù xã hội đã rất tiến bộ nhưng tình trạng hôn nhân cận huyết vẫn diễn ra là bởi nhiều nguyên nhân như: Từ tập tục văn hóa của vùng dân tộc thiểu số lạc hậu. Giao lưu văn hóa, giao thông ở vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn nên khó gặp gỡ với người ở vùng khác, làng khác và kết quả là chọn kết hôn với người trong gia tộc hoặc gia đình. Trình độ dân trí thấp, chưa hiểu rõ được hôn nhân cận huyết ảnh hưởng như thế nào đến giống nòi.
Do đó, hậu quả để lại từ những cuộc hôn nhân cận huyết thống đang rất báo động. Cụ thể:
- Trẻ được sinh ra từ cuộc hôn nhân cận huyết dễ mắc các bệnh lý di truyền nguy hiểm như: Sớm bị khiếm thính và suy giảm thị lực.
- Dị tật bẩm sinh vì rối loạn di truyền.
- Khuyết tật hoặc chậm phát triển về mặt trí tuệ.
- Chậm hoặc không thể phát triển thể chất.
- Động kinh.
- Bị các bệnh lý rối loạn máu.
- Những đứa trẻ này cũng rất dễ mắc các bệnh dị dạng về xương, thiểu năng trí tuệ, phình to bụng, bạch tạng, tan máu bẩm sinh, thiếu men G6PD, hồng cầu liềm,… và nguy cơ tử vong là rất lớn. Cứ như thế, những bệnh lý này di truyền đến các thế hệ sau và kết quả là dần dần nòi giống sẽ bị suy thoái.
- Ngoài ra, hôn nhân cận huyết còn có thể dẫn đến tình trạng thai lưu, sảy thai,…
Kết hôn cận huyết có bị xử lý hình sự không?
Kết hôn cận huyết có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật cấm những hành vi kết hôn trái pháp luật trong đó có kết hôn cận huyết thống. Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nghiêm cấm hành vi kết hôn cận huyết thống: “d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì hôn nhân cận huyết thống đều là những hành vi bị nghiêm cấm. Người có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất mức độ. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Tại khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt về hành vi hôn nhân cận huyết thống khi có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hôn nhân cận huyết thống sẽ dẫn tới hành vi loạn luân, từ đó cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ; là anh chị em cùng cha mẹ; anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, hành vi kết hôn cận huyết thống không những bị xử lý hành chính mà còn có thể bị xử phạt tù lên đến 05 năm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư