Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống.
Xem thêm:
>> Kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối thì bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Xử lý đối với trường hợp kết hôn giả tạo theo pháp luật hiện hành
>> Thủ tục ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình 2014
Hôn cận huyết là gì?
Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. Trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Hôn nhân cận huyết thống bị xử lý như thế nào?
Nguyên nhân của kết hôn cận huyết
Việc kết hôn cận huyết xuất phát từ xã hội xa xưa, thời điểm ấy các gia tộc, hoàng thất lựa chọn hôn nhân cận huyết thống để bảo tồn ngôi vị, quyền lực, không muốn của cải rơi vào tay của người ngoài. Ngày nay, mặc dù xã hội đã rất tiến bộ nhưng tình trạng hôn nhân cận huyết vẫn diễn ra ở một số dân tộc thiểu số, bởi vì:
- Trình độ dân trí thấp, chưa hiểu rõ được hôn nhân cận huyết ảnh hưởng như thế nào đến giống nòi.
- Xuất phát từ tập tục văn hóa của vùng dân tộc thiểu số lạc hậu.
- Giao lưu văn hóa, giao thông ở vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn nên khó gặp gỡ với người ở vùng khác, làng khác và kết quả là chọn kết hôn với người trong gia tộc hoặc gia đình.
- Nhiều người vẫn duy trì tư tưởng kết hôn cận huyết để cho mối quan hệ trở nên dễ dàng và bền lâu hơn, giảm áp lực trong mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu đồng thời khiến cho những người phụ nữ trong gia đình dễ dàng giúp đỡ nhau hơn.
- Muốn duy trì và truyền tải văn hóa gia tộc, bảo tồn của cải.
Ngoài ra, do các thành viên trong một gia đình thất lạc nhau nhiều năm và vô tình có tình cảm rồi kết hôn với nhau mà không biết. Hoặc vô tình nảy sinh tình cảm tự nhiên giữa những người cùng chung huyết thống.
Ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống
Hôn nhân cận huyết ảnh hưởng trực tiếp đối với chính những người trong cuộc, khi cuộc hôn nhân này diễn ra tức là nó sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành của một loạt bệnh lý di truyền bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể phát triển và bộc lộ ở thế hệ sau. Những đứa trẻ được sinh ra từ cuộc hôn nhân cận huyết rất dễ mắc các bệnh dị dạng về xương, thiểu năng trí tuệ, phình to bụng, bạch tạng, tan máu bẩm sinh, thiếu men G6PD, hồng cầu liềm,… và nguy cơ tử vong là rất lớn. Những bệnh lý này di truyền đến các thế hệ sau và kết quả là dần dần nòi giống sẽ bị suy thoái.
Những cuộc hôn nhân cận huyết đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số, nhân lực và nòi giống của các dân tộc toàn đất nước nói chung và nhất là các dân tộc thiểu số vẫn còn những tục lệ cưới anh em trong họ nói riêng. Nó được xem là rào cản cho sự phát triển xã hội và kinh tế, kéo lùi tiến bộ xã hội.
Do đó, các cuộc hôn nhân cận huyết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những đứa trẻ do người trong cuộc sinh ra mà nó còn tác động xấu đến đạo đức truyền thống, văn hóa, phá vỡ đi các mối quan hệ dòng tộc, gia đình. Theo thời gian, nó chính là tác nhân trực tiếp làm biến đổi các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số, nhân lực và nòi giống của các dân tộc.
Hôn nhân cận huyết thống.
Hôn nhân cận huyết thống bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau: đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì. Người có hành vi vi phạm về kết hôn cận huyết, tùy theo tính chất mức độ thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Theo điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi kết hôn cận huyết thống. Trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”
Xử lý trách nhiệm hình sự
Trong Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ xung 2017 cũng đã nêu rõ về tội loạn luân, xảy ra trong trường hợp hôn nhân cận huyết thống: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ. Là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ; hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư