Yêu đương là quyền tự do của mỗi con người, không thể ép buộc yêu hoặc không được yêu người nào đó. Tuy nhiên yêu và kết hôn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, vì hôn nhân phải dựa trên quy định của pháp luật. Trong đó việc kết hôn cận huyết thống là một trong những trường hợp bị cấm theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn diễn ra, đặc biệt ở các đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm:
>> Luật hôn nhân gia đình hiện hành cấm kết hôn khi nào?
>> Cha mẹ có quyền cấm con cái kết hôn hay không?
>> Ly hôn giả bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Thế nào là hôn nhân cận huyết?
Quy định của pháp luật về hôn nhân cận huyết
Theo Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cấm hành vi kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
- Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (Khoản 17 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
- Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Dù các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh thực hiện ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cùng với đó là sự vào cuộc và can thiệp từ chính quyền địa phương. Nhưng những vấn đề về quan niệm, phong tục lạc hậu, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, hệ quả hôn nhân cận huyết và không hiểu biết pháp luật nênđã làm tình trạng kết hôn cận huyết vẫn tiếp tục diễn ra.
Tại Quyết định 498/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 nhằm mục tiêu giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những hậu quả nghiêm trọng mà hôn nhân cận huyết gây ra
Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống tạo điều kiện cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia,… hoặc những căn bệnh lạ khác khiến đứa trẻ không thể sống lâu được.
Những hậu quả nghiêm trọng mà hôn nhân cận huyết gây ra khiến mọi người không khỏi quan ngại, lo lắng. Hơn hết, là nỗi đau trong một gia đình nhỏ khi con cái không khỏe mạnh, các bậc làm cha làm mẹ là người đau lòng và day dứt nhất. Nhưng hầu hết những cặp vợ chồng này không nhận ra chính việc kết hôn cận huyết của mình là nguyên dân dẫn tới hậu quả này. Hơn nữa, những đứa trẻ trong các gia đình đó phải gánh chịu hậu quả trực tiếp từ cuộc hôn nhân của cha mẹ. Các em có quyền được sống và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Pháp luật xử lý như thế nào về hôn nhân cận huyết?
Xử lý hình vi kết hôn cận huyết theo quy định pháp luật
Pháp luật xử lý như thế nào về trường hợp hôn nhân cận huyết? Hành vi kết hôn cận huyết thông bị xử lý theo phạt hành chính và phạt hình sự như sau:
Xử lý hành chính về hành vi kết hôn cận huyết
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Xử lý hành sự về hành vi kết hôn cận huyết
Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định các tội có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;
- Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;
- Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;
- Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;
- Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.
Mức xử phạt tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự hiện hành) như sau:
⇒ Tại điểm e Khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội hiếp dâm phạm thuộc trường hợp có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
⇒ Tại điểm a Khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thuộc trường hợp có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
⇒ Tại điểm d Khoản 2 Điều 143 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội cưỡng dâm thuộc trường hợp có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
⇒ Tại điểm a Khoản 2 Điều 144 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc trường hợp có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
⇒ Tại điểm c Khoản 2 Điều 145 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc trường hợp có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư