Ly hôn giả là gì? Ly hôn giả bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? để trả lời cho câu hỏi này xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Hậu quả từ ly hôn giả
>> Khi ly hôn đơn phương cần thời gian bao lâu?
>> Làm mất giấy đăng ký kết hôn có ly hôn được không?
Ly hôn giả bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Quy định trong luật về ly hôn giả
Ly hôn giả không phải là việc chấm dứt hôn nhân vì không thể tiếp tục duy trì tình cảm gia đình, vợ chồng không thể yêu thương, thủy chung với nhau…dẫn đến hôn nhân đổ vỡ, mà ly hôn giả có nhiều nguyên nhân như trốn tránh nghĩa vụ về tài sản, vi phạm chính sách về dân số như muốn sinh con thứ 3, lợi dụng ly hôn để xuất cảnh, xuất khẩu lao động,…
Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa: Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Ly hôn giả là hành vi bị cấm theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 “…ly hôn giả tạo;”
Xử lý hành chính đối với hành vi ly hôn giả theo quy định pháp luật
Xử lý hành chính đối với hành vi ly hôn giả theo quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật, ly hôn giả tạo là hành vi bị pháp luật cấm và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật theo Khoản 2 Điều Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
- Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
- Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Như vậy, theo quy định trên việc ly hôn giả tạo có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên trên thực tế, dù là ly hôn giả tạo nhưng nếu đã được tòa án chấp nhận thì hậu quả pháp lý giống như ly hôn thật, tức là khi quan hệ hôn nhân chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản… giữa vợ chồng cũng chấm dứt. Vì tòa án rất khó xác định và chứng minh việc vợ chồng đồng thuận ly hôn là ly hôn giả tạo, một khi cả hai đã bàn bạc, thống nhất với nhau sẽ tạo ra những chứng cứ rất thuyết phục và hợp lý. Pháp luật không thể bảo vệ quyền làm chồng hay làm vợ của những người đã ly hôn, bất kể nội tình sự việc là giả hay thật. Vậy nên, các cặp vợ chồng cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định ly hôn không nên vì trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà quyết định ly hôn giả để rồi phải gánh chịu những hệ lụy nó mang lại.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư