Kiểm toán nói một cách đơn giản là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của thông tin về tài chính của một tổ chức từ các báo cáo tài chính mà kế toán cung cấp. Kiểm toán không hề là một công việc đơn giản nhưng lại không thể thiếu cho sự phát triển của các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Cùng tìm hiểu về các thành lập công ty kiểm toán để có thể hoạt động trong lĩnh vực đầy tiềm năng này trong bài viết dưới đây!
Một số định nghĩa về Kiểm toán
Để có thể thành lập công ty kiểm toán, bạn cần nắm được một số định nghĩa về ngành nghề này theo quy định của Pháp luật. Theo chủ thể kiểm toán, chúng ta có thể xác định được ba loại kiểm toán như sau:
- Kiểm toán nhà nước: Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các các công ty độc lập chuyên về dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
- Kiểm toán nội bộ: thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc để kiểm soát các báo cáo tài chính từ kế toán, phục vụ cho việc phát triển kinh doanh của công ty.
Thành lập công ty kiểm toán là bước đầu để tham gia vào hoạt động kiểm toán độc lập. Tất nhiên, để có thể thành lập và hoạt động ở lĩnh vực này, công ty của bạn phải đáp ứng được đầy đủ yêu cầu từ pháp luật.
Điều kiện thành lập công ty kiểm toán
Mỗi loại hình doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán đều phải đáp ứng được các yêu cầu riêng. Chỉ các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân.
Thứ nhất, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cần đáp ứng được:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
- Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.
Thứ hai, đối với loại hình công ty hợp danh:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;
Cuối cùng, đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.
Trên đây là các thông tin pháp lý bạn cần biết khi muốn thành lập công ty kiểm toán. Nhìn chung, đây vẫn là một dịch vụ không hề dễ dàng, vì vậy bạn nên tìm hiểu thêm về công ty kiểm toán trong những bài phân tích khác trên trang https://phan.vn hoặc trao đổi với các luật sư chuyên môn của Phan Law Vietnam thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn