Ngành nghề kinh doanh là gì?
Tuy trong luật không quy định về khái niệm ngành nghề kinh doanh, nhưng chúng ta có thể hiểu, nó liên quan đến các hoạt động sản xuất, mua bán hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và ban hành kèm theo đó Phụ lục quy định danh sách mã ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh rất quan trọng, chúng giúp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho người tiêu dùng. Cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động. Góp phần vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia thông qua các hoạt động kinh doanh.
Khi muốn hoạt động một ngành nghề kinh doanh nào đó, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về mã ngành nghề kinh doanh đó, việc này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật, đồng thời tận dụng được các cơ hội phát triển trong thị trường.
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định, doanh nghiệp được quyền:
– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Khi có nhu cầu mở rộng và phát triển, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Khi nào cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh?
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể cần mở rộng hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh để phù hợp với chiến lược phát triển. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh là cần thiết khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới chưa được đăng ký trước đó. Dưới đây là các trường hợp cần bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật:
– Khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới chưa được đăng ký trước đó, cần phải bổ sung ngành nghề kinh doanh tương ứng.
– Doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh và muốn bổ sung các ngành nghề mới để phù hợp với định hướng phát triển.
– Một số ngành nghề yêu cầu phải có giấy phép hoặc đáp ứng các điều kiện nhất định. Doanh nghiệp cần bổ sung ngành nghề này khi đã đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý.
– Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành kinh tế mới. Nếu ngành nghề hiện tại không còn phù hợp, doanh nghiệp cần bổ sung hoặc thay đổi.
Quy trình bổ sung ngành nghề kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định và biên bản họp: Của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh (nếu có);
- Các giấy tờ liên quan: Tùy thuộc vào ngành nghề bổ sung, có thể cần thêm giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp trực tiếp: Tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Gửi qua bưu điện: Gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Nộp qua mạng: Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới trong vòng 3 ngày làm việc.
Bước 4: Nhận kết quả
Doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Trên đây là phần giải đáp pháp lý của Phan Law Vietnam. Nếu còn băn khoăn hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư