Việt Nam là nước đang phát triển với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy mà tất cả mọi hoạt động đều được tiến hành nhằm mục đích chung là nỗ lực thúc đẩy quá trình này để kịp thời hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị là rất lớn khiến cơ hội kinh doanh trong ngành cơ khí, chế tạo càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Bắt nguồn từ nguyên nhân này mà nhu cầu về đăng ký mở công ty chế tạo cơ khí được dịp phát triển.
>> Tìm hiểu bài viết về thành lập công ty: Làm sao để thành lập công ty nhanh nhất?
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty chế tạo
Để tiến hành đăng ký mở công ty chế tạo thì điều cần lưu ý trước tiên chính là hồ sơ phục vụ cho thủ tục này. Tùy theo mỗi loại hình công ty tương lai mà hồ sơ đăng ký sẽ có những yêu cầu khác nhau. Trong đó sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản như:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
+ Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
+ Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
+ Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Điều kiện thành lập công ty chế tạo 2020
Theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì khi thành lập công ty cơ khí chế tạo có thể lựa chọn các ngành nghề khác nhau để tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên phải lưu ý, có một số ngành nghề theo quy định của Luật đầu tư về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề kinh doanh cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định mới có thể thành lập và hoạt động. Mỗi ngành khác nhau lại có quy định về điều kiện khác nhau, công ty phải đáp ứng tất cả các điều kiện theo quy định thì mới được phép tiến hành kinh doanh.
Cách thức đăng ký công ty chế tạo
Việc tiến hành thủ tục đăng ký mở công ty chế tạo có thể diễn ra theo 2 cách thức cơ bản, bao gồm:
– Đăng ký trực tiếp: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Đăng ký qua mạng điện tử: Người thành lập doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục thông qua cổng thông tin điện tử đã được quy định. Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tùy theo trường hợp mà sẽ áp dụng quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;.
Trên đây là một số kinh nghiệm về đăng ký mở công ty chế tạo cơ khí mà Phan Law Vietnam gửi đến bạn. Nếu có thức mắc cần giải đáp thì có thể liên hệ về thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn