Doanh nghiệp tư nhân vốn đã được công nhân là một mô hình, một loại hình doanh nghiệp chính thức mà các cá nhân có thể lựa chọn để tham gia kinh doanh. Với doanh nghiệp tư nhân, chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Vì vậy mà bất cứ ai muốn trở thành chủ sở hữu của hình thức này cần phải nắm rõ các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra.
Chủ doanh nghiệp tư nhân
Để được chính thức trở thành chủ sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân thì tất nhiên cá nhân đó phải có quyền thành lập. Trên nguyên tắc của pháp luật doanh nghiệp hiện hành được cụ thể hóa tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì cá nhân có quyền thành lập tư nhân là những cá nhân không thuộc trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Đồng thời mỗi cá nhân chỉ có thể thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
Tên doanh nghiệp tư nhân
Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên chính là việc đặt tên cho doanh nghiệp. Khi chủ sở hữu quyết định đặt tên cho chính doanh nghiệp của mình thì cần phải lưu ý vấn đề sau:
– Tên của loại hình doanh nghiệp được phải được thể hiện trong tên, có thể viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” tùy theo chủ sở hữu lựa chọn
– Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp tư nhân phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Chế độ chịu trách nhiệm
Một lưu ý khi thành lập doanh nghiệp khác chính là chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đó. Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc chịu trách nhiệm này bao gồm cả những tài sản mà chủ doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh trong doanh nghiệp và kể cả những tài sản không đưa vào kinh doanh.Khi hoạt động của doanh nghiệp làm phát sinh các khoản nợ thì chủ doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm lấy tài sản, không phân biệt là tài sản có thuộc doanh nghiệp hay không để hoàn tất đối với các chủ nợ.
Con dấu của doanh nghiệp
Theo quy định thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Mẫu con dấu doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác).
Trên đây chỉ là một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cơ bản nhất. Mọi chi tiết và thông tin về vấn đề này, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn