Khi bị kết án trong một vụ án hình sự, một cách để yêu cầu xem xét lại quyết định đó là kháng cáo. Tuy nhiên, việc viết một đơn kháng cáo hình sự có thể rất phức tạp và khó khăn cho người không có kinh nghiệm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết mẫu đơn kháng cáo hình sự, chúng tôi sẽ trình bày các thông tin chi tiết dưới đây.
Người có quyền kháng cáo
Theo Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người có quyền kháng cáo hình sự như sau:
Điều 331. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Như vậy, theo quy định trên những đối tượng được liệt kê liệt kê trong Điều 331 trên sẽ có quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án.
Tại Điều 333 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với với bản án hình sự sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo sẽ là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với quyết định sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo sẽ là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Quy định về mẫu đơn kháng cáo hình sự
Mẫu đơn kháng cáo hình sự được lập ra để giúp cho những người gửi đơn có thể tiết kiệm thời gian và công sức. Việc sử dụng mẫu đơn này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng đơn của bạn đã bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết, từ đó tăng khả năng thành công khi kháng cáo. Pháp luật không có quy định về mẫu đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định những nội dung bắt buộc phải có đối với đơn kháng cáo. Do đó, mẫu đơn kháng cáo hình sự được soạn thảo theo mẫu số 54-DS quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP.
Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, hồ sơ kháng cáo bao gồm:
- Đơn kháng cáo;
- Chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Mẫu đơn kháng cáo hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân: ………………………………………
Người kháng cáo:………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………….
Số điện thoại:…………………………/Fax:………………………
Địa chỉ thư điện tử…………………………………………………(nếu có)
Là:…………………………………………………………………
Kháng cáo:…………………………………………………………
Lý do của việc kháng cáo:…………………………………………
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:
………………………………………………………………………
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Người kháng cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự như thế nào?
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn kháng cáo hình sự
Để viết một mẫu đơn kháng cáo hình sự, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin
Trước khi bắt đầu viết đơn, bạn cần thu thập đầy đủ thông tin về vụ án và quyết định kết án. Bạn cũng nên xem xét việc tìm kiếm các tài liệu pháp lý liên quan để tăng khả năng khắng cáo thành công của đơn.
Bước 2: Viết nội dung đơn kháng cáo
Đơn kháng cáo hình sự được soạn thảo theo mẫu số 54-DS quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP, nội dung đơn kháng cáo bao gồm các thông tin sau:
- Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn
- Ghi tên Tòa đã xét xử sơ thẩm vụ án (ghi cụ thể huyện, tỉnh, thành phố mà Tòa án đặt trụ sở) ở phần kính gửi;
- Ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú cá nhân của người kháng cáo, hoặc họ tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo (nếu có). Còn nếu của tổ chức thì ghi rõ tên của tổ chức kháng cáo và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật hoặc họ tên người ủy quyền (nếu có), và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
- Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo ( là nguyên đơn, bị đơn trong vụ án nào?);
- Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó;
- Kháng cáo, lý do kháng cáo;
- Yêu cầu Tòa phúc thẩm giải quyết vấn đề gì;
- Liệt kê những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo.
- Sau khi điền xong đơn thì ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
Bước 3: Nộp đơn kháng cáo
Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định ở khoản 1 Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Sau khi nộp đơn kháng cáo Tòa án tiếp nhận và xử lý kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đơn hợp lệ Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Cuối cùng Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành các bước chuẩn bị xét xử và xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Lưu ý: Viết mẫu đơn kháng cáo hình sự là một quá trình phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, nếu bạn có đầy đủ thông tin và làm theo các bước hướng dẫn trên, bạn có thể tự viết được một mẫu đơn kháng cáo hình sự hiệu quả.
=> Nếu bạn vẫn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến việc viết mẫu đơn kháng cáo hình sự, hãy liên hệ với Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam để được tư vấn và hỗ trợ, đảm bảo rằng đơn của bạn được chuẩn bị và gửi đi đúng cách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư