Tố tụng dân sự là thủ tục gì?
Tố tụng dân sự là những trình tự, thủ tục nhằm giải quyết những vụ việc, vụ án có tranh chấp về tài sản hoặc nhân thân trong các mối quan hệ dân sự như hôn nhân, gia đình, thừa kế, lao động, kinh doanh, thương mại, sở hữu trí tuệ, bồi thường thiệt hại và các quan hệ về tài sản khác, theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Khác với tố tụng hình sự và hành chính, tố tụng dân sự đề cao nguyên tắc tự thỏa thuận.
Theo đó, các tranh chấp được ưu tiên giải quyết theo hướng để các bên tự hòa giải, thống nhất ý chí, quan điểm. Trường hợp không thể đi đến một giải pháp chung, đồng thời có một bên đưa ra yêu cầu thì tòa án mới can thiệp giải quyết bằng các quy định pháp luật.
Tố tụng dân sự bao gồm những hoạt động gì?
Về cơ bản, quy trình tố tụng dân sự bao gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm có thể nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự hoặc nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự.
Thứ hai, sau khi nhận thấy đủ điều kiện giải quyết, Tòa án sẽ quyết định thụ lý đơn.
Sau khi có thông báo thụ lý, tòa án sẽ tiến hành hoạt động giải quyết vụ việc, vụ án, bao gồm: thu thập chứng cứ, triệu tập và lấy ý kiến nguyên đơn, bị đơn, những người có liên quan; công khai chứng cứ và hòa giải; quyết định giải quyết việc dân sự hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử; giải quyết các kiến nghị của đương sự (bao gồm: trưng cầu giám định, định giá tài sản, áp dụng các biện pháp cưỡng chế,…); tiến hành phiên tòa, tham gia xét hỏi, nghị án; công bố quyết định giải quyết vụ án hoặc tuyên bố bản án.
Thứ ba, sau khi có quyết định giải quyết vụ án, bản án, tòa án sẽ ra quyết định thi hành án dân sự, đảm bảo người có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ theo phán quyết của tòa án.
Trong quá trình đó, ngoài Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, luật sư cũng có thể tham gia với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án.
Dịch vụ tố tụng dân sự tại Phan Law Vietnam
Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dạn, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam tự tin hỗ trợ, đồng hành với Quý Khách hàng trong các hoạt động tố tụng dân sự.
Những dịch vụ tố tụng dân sự của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn phương án tố tụng;
- Soạn thảo đơn từ, hoàn thiện hồ sơ;
- Kiến nghị áp dụng biện pháp cần thiết;
- Thu thập chứng cứ;
- Tranh luận tại phiên tòa…
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư