Bộ luật tố tụng hình sự hợp nhất
Bộ luật tố tụng hình sự hợp nhất là một loại văn bản quy phạm pháp luật, mà trong đó có sự kết hợp toàn diện và nhất quán các quy định về tố tụng hình sự trong các văn bản pháp luật khác nhau. Sự kết hợp này có thể là quá trình phổ biến trong việc cải cách pháp luật hoặc là một cách điều chỉnh trước sự phức tạp của các quy định tố tụng hình sự cũ và mới.
Trong một bộ luật tố tụng hình sự hợp nhất, các điều khoản và quy định có thể được sắp xếp một cách tuần tự, logic, tạo ra sự đồng nhất và minh bạch trong quy trình, thủ tục tố tụng, giúp hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả hơn.
Hiện tại, mới nhất, chúng ta có Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH ngày 03/12/2021 của Văn phòng Quốc hội, được hợp nhất từ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) và Luật số 02/2021/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (có hiệu lực từ ngày 01/12/2021).
Phạm vi điều chỉnh của bộ luật tố tụng hình sự
Theo Điều 1 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH, phạm vi điều chỉnh của bộ luật tố tụng hình sự bao gồm: các trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Cụ thể, bộ luật tố tụng hình sự giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bắt giữ, tạm giam, truy tố và xét xử tội phạm, thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền liên quan, nhằm bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Từ đó, việc xây dựng bộ luật tố tụng hình sự có ý nghĩa góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Tố tụng hình sự đối với tội phạm nước ngoài
Về nguyên tắc, bộ luật tố tụng hình sự thường chỉ có hiệu lực áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH . Tuy nhiên, vẫn có khả năng tội phạm nước ngoài bị xử lý theo quy định của bộ luật này.
Theo đó, tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, một nguyên tắc cổ điển của trong xử sự của các quốc gia từ trước đến nay.
Ngoài bị giới hạn về phạm vi điều chỉnh của pháp luật, hoạt động tố tụng hình sự đối với tội phạm nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn khác.
Chủ yếu nhất là khó khăn về phiên dịch, dịch thuật trong quá trình tố tụng. Trường hợp tội phạm thuộc các quốc gia với ngôn ngữ không phổ biến, việc tìm kiếm nhân sự có khả năng phiên dịch trong quá trình tố tụng vô cùng gian nan. Ngoài ra, do đặc thù ngôn ngữ pháp lý có một số khác biệt nhất định với ngôn ngữ giao tiếp thông thường, nên càng khó đảm bảo người phiên dịch truyền tải được các thông điệp pháp lý một cách chính xác.
Chưa kể, quá trình tống đạt hồ sơ, văn bản, ban hành các quyết định, các lệnh cho bị can, bị cáo nước ngoài trên thực tế cũng đòi hỏi việc dịch thuật tương đối phức tạp và cồng kềnh.
Do đó, hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài chưa bao giờ đơn giản.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư