Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục hành chính được tiến hành nhiều nhất trong những năm gần đây. Mức độ gia tăng của các doanh nghiệp không hề giảm, vì vậy trong xu thế hiện tại, việc nắm chắc các nguyên tắc giải quyết thủ tục này sẽ giúp bạn tự tin hơn bắt đầu sự nghiệp của mình.
Nguyên tắc xử lý thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Để việc đăng ký doanh nghiệp diễn ra trôi chảy hơn, pháp luật có quy định sẵn các nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Điều 4 Nghị định 78/2014/NĐ-CP và Nghị định 108/2018/NĐ-CP như sau:
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, chữ ký của những người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý như nhau.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
- Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Đây chính là những nguyên tắc cơ bản, làm nguồn xử lý các trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp kỹ hơn cho từng nguyên tắc, bạn có thể dành chút thời gian liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua các thông tin liên hệ dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn