Thành lập công ty xây dựng đang là một xu hướng trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này. Với nhiều điều kiện thuận lợi hiện có thì mở công ty trong lĩnh vực xây dựng ở giai đoạn này là một quyết định sáng suốt nhất. Mặc dù sở hữu những ưu thế nhất định nhưng để nhu cầu này hoàn thiện hơn thì người thực hiện cần nắm vững những điều cần biết khi mở công ty xây dựng. Việc không nắm vững những kiến thức này sẽ gây ra những cản trở và khó khăn khi hình thành một doanh nghiệp mới. Hiểu được những khó khăn đó, sau đây Phan Law Vietnam xin chia sẻ những điều cần biết cho những ai đang có nhu cầu khi mở công ty xây dựng.
>> Xem thêm bài viết thành lập công ty cổ phần: Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần hiệu quả
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Một trong những điều cần biết khi mở công ty xây dựng chính là biết cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Theo pháp luật hiện hành thì có những loại hình mà một chủ thể mới muốn thành lập có thể lựa chọn bao gồm: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình có những đặc trưng khác nhau nên chủ đầu tư có thể căn cứ vào tình hình hiện tại và nhu cầu kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.
Lựa chọn và đăng ký ngành, nghề kinh doanh
Xây dựng là thuật ngữ nói chung và sẽ bao gồm nhiều ngành, nghề cụ thể cần phải xác định để có thể dễ dàng trong việc thực hiện đăng ký. Một số loại ngành, nghề tương ứng với mã ngành hiện có mà chủ đầu tư có thể lựa chọn như:
- Mã ngành 4100: Xây dựng nhà các loại.
- Mã ngành 4210: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (Xây dựng cầu, đường).
- Mã ngành 4220: Xây dựng công trình công ích.
- Mã ngành 4290: Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác (Xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật).
- Mã ngành 4311: Phá dỡ.
- Mã ngành 4312: Chuẩn bị mặt bằng.
- Mã ngành 4321: Lắp đặt hệ thống điện (Không bao gồm việc gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở).
- Mã ngành 4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí (Không bao gồm việc lắp đặt các thiết bị điện lạnh (Thiết bị cấp đông, kho lạnh, máy đá, điều hòa không khí, làm lạnh nước), sử dụng ga lạnh R22 trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản và không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở).
- Mã ngành 4329: Lắp đặt hệ thống xây dựng khác (Không bao gồm việc gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở).
- Mã ngành 4330: Hoàn thiện công trình xây dựng.
- Mã ngành 4390: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.
- Mã ngành 4663: Hoạt động kinh doanh bán buôn các loại vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
- Mã ngành 7730: Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng).
- Mã ngành 8121: Hoạt động kinh doanh vệ sinh chung nhà cửa.
- Mã ngành 8129: Hoạt động kinh doanh vệ sinh nhà cửa và các công trình khác.
- Mã ngành 3320: Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp (Lắp đặt thiết bị công nghiệp và thiết bị công trình).
Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp
Không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể tự do thành lập một công ty xây dựng bất kỳ theo ý muốn của mình. Chỉ những chủ thể không thuộc phạm vi cấm tức được công nhận quyền này mới được phép áp dụng phương thức góp vốn hay thành lập công ty
Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh
Vốn dĩ xây dựng không thuộc nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên không có yêu cầu về vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh. Vì vậy khi thành lập công ty xây dựng, chủ doanh nghiệp không cần thiết chứng minh vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định. Nhờ đó mà có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn nào đó để đăng ký kinh doanh. Lưu ý mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau như: quy mô, phạm vi hoạt động, lệ phí môn bài,… nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Để biết thêm những điều cần biết khi mở công ty xây dựng, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn nhiều hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn