Được đánh giá là loại hình doanh nghiệp có tính chất phức tạp nhất, công ty hợp danh sở hữu những đặc điểm gần như là tổng hòa của tất cả các loại hình còn lại. Điều này cũng khiến cho các những ai có ý định đầu tư vào loại hình này có phần e ngại. Nếu muốn giảm bớt phần nào sự khó khăn đó thì những chủ doanh nghiệp tương lai nên tìm hiểu thật kỹ về các quy định thành lập công ty hợp danh để có thể đáp ứng sao cho hoàn thiện đó. Nhờ vậy mà tính chất phức tạp của công ty hợp danh có thể phần nào được giải quyết.
Công ty hợp danh là gì?
Một trong những quy định thành lập công ty hợp danh chính là việc định nghĩa cụ thể về loại hình công ty này. Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh
Để chính thức được hoạt động và công nhận bởi pháp luật thì công ty hợp danh đó phải tiến hành đăng ký doanh nghiệp và được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. muốn tiến hành quy trình đăng ký, chủ doanh nghiệp cần tiến hành gửi hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các tài liệu theo điều 21 Luật doanh nghiệp 2014:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Góp vốn thành lập công ty hợp danh
Muốn thành lập công ty hợp đanh thì nhất thiết các thành viên phải thực hiện công tác góp vốn. Quy định thành lập công ty hợp danh hay góp vốn thành lập được cụ thể hóa tại Điều 173 Luật này. Cụ thể:
– Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
– Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty
+ Vốn điều lệ của công ty
+ Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên
+ Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên
+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
+ Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp
+ Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
– Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Trên đây là một số quy định thành lập công ty hợp danh mà Phan Law Vietnm chia sẻ đến bạn, Ngoài ra bạn có thê liên hệ theo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn