Một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định theo pháp luật hiện hành chính là công ty hợp danh. Có thể nói đây là loại hình công ty có sự tổng hợp nhiều đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp khác. Đặc trưng nhất của công ty này chính là có sự tham gia của hai thành viên hợp danh. Thành viên công ty hợp danh cũng vì thế mà sở hữu những đặc điểm nổi bật. Với những cá nhân hay tổ chức có ý định xác lập tư cách này thì trước hết cần tìm hiểu về công ty hợp danh cũng như loại hình thành viên này.
>> Xem thêm bài viết thành lập công ty cổ phần: Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần hiệu quả
Thế nào là thành viên công ty hợp danh?
Theo quy định tại Điều 172 của Luật doanh nghiệp 2014 thì thành viên công ty hợp danh là yếu tố cấu thành nên loại hình công ty hợp danh. Theo đó trong loại hình doanh nghiệp này tối thiểu phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Trong đó, tư cách thành viên này chỉ được xác lập đối với các cá nhân và không áp dụng đối với tổ chức. Khi thành lập loại hình doanh nghiệp này thì 2 thành viên đồng là chủ sở hữu của công ty hợp danh đó.
Đặc điểm của thành viên công ty hợp danh
Dựa trên các quy định hiện hành thì thành viên của công ty hợp danh có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Khác với thành viên góp vốn khác vào công ty hợp danh là những chủ thể đó chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Vì chỉ được áp dụng với cá nhân nên trong một số trường hợp đặc biệt, thành viên hợp danh muốn thành lập công ty phải đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp nghiệp vụ nhất định.
Mặc dù có những quyền lợi nhất định nhưng do cơ chế đặc thù nên tư cách thành viên này cũng bị hạn chế một số quyền đặc thù. Cụ thể theo quy định tại Điều 175 Luật doanh nghiệp về việc hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh thì:
– Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
– Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy thành viên công ty hợp danh gần như là chủ sở hữu của công ty hợp danh được thành lập. Mặc dù có những hạn chế nhưng về cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu tham gia kinh doanh của các chủ thể muốn gia nhập vào thị trường.
Mọi thắc mắc cần giải đáp về thành viên công ty hợp danh vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn