Một nhãn hiệu đã đăng ký sẽ cung cấp cho bạn cơ sở pháp lý về quyền sở hữu và quyền được sử dụng thương hiệu. Điều này sẽ mang lại cho bạn một sự bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, điều cần thiết cho doanh nghiệp là tìm hiểu về những quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhất là trong môi trường mà khung pháp lý còn chưa chặt chẽ như Việt Nam.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền logo: Đăng ký bản quyền logo có khó không?
Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là tên của một thương hiệu. Nhãn hiệu là cách để phân biệt sản phẩm hay dịch vụ này với sản phẩm và dịch vụ khác. Nhờ có nhãn hiệu, người tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và so sánh sản phẩm. Vì vậy, lý do quan trọng nhất khi quyết định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc vi phạm bản quyền sản phẩm của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng ký hiệu ®. Mặc dù dấu hiệu này không có bất kỳ giá trị trực tiếp nào nhưng nó đảm bảo cho sản phẩm và khách hàng của bạn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra khả năng chống lại các vi phạm.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động tốt và bạn muốn nhượng quyền thương mại, bạn có thể tạo ra thu nhập bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rất cụ thể. Điều này giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong thực hiện các thủ tục pháp lý.
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Tìm hiểu thông tin
Trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn nên tiến hành tìm hiểu xem nhãn hiệu đó đã được đăng ký hay chưa, có thể bị nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác hay không. Việc tìm hiểu này không bắt buộc nhưng thật sự rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn nắm được cơ hội đăng ký thành công, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc trong việc thực hiện đăng ký một nhãn hiệu. Nó cũng giúp bạn hạn chế các vi phạm thương hiệu cũng như các vụ kiện có nguy cơ xảy ra rủi ro.
Tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ngay khi đơn được hoàn thành và hợp lệ, bạn có đủ cơ sở để sử dụng nhãn hiệu của mình.
Quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị mẫu nhãn hiệu hoặc thương hiệu cần đăng ký. Tiếp theo, lên doanh sách các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh dưới nhãn hiệu này. Sau đó, kiểm tra lại các thông tin và thực hiện các thủ tục giao dịch đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Quy định chi phí cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính, mức phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phụ thuộc vào số lượng nhóm và số hàng hóa hay dịch vụ trong mỗi nhóm. Nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký có thể thuộc ba nhóm sau:
Nhóm 29: sữa, sữa chua, thịt đông lạnh, nước mắm
Nhóm 32: nước khoáng, bia
Nhóm 33: rượu
Nếu đơn đăng ký có 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm thì chủ sở hữu phải nộp thêm phí cho mỗi sản phẩm thứ 7 trở đi.
Các loại phí phải nộp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: lệ phí nộp đơn, lệ phí công bố đơn, phí tra cứu và phí thẩm định nội dung cho nhóm sản phẩm hay dịch vụ.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Mọi thông tin chi tiết mời bạn liên hệ với Phan Law qua số hotline 1900.599995. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn