Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là các ngành nghề mà hộ kinh doanh đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Về nguyên tắc, hộ kinh doanh có thể lựa chọn bất kỳ ngành nào, miễn là không thuộc danh mục bị cấm. Ngoài ra, ngành nghề đó phải phù hợp với các quy định khác trong các văn bản liên quan.
Xem thêm:
>> Đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
>> Hướng dẫn cách đăng ký kinh doanh hộ gia đình
>> Hướng dẫn cách đăng ký doanh nghiệp online
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình, là (các) công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự, đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ
Để thành lập và đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh phải nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Hồ sơ đăng ký hộ cá thể bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các thông tin cơ bản sau: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ kinh doanh; Số điện thoại; Email; Ngành, nghề kinh doanh; Vốn; Số lao động; Thông tin về chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao của Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh và bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Quy định về ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
Quy định về ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh có thể đăng ký những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Hiện nay, theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
– Kinh doanh các chất ma túy;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể số lượng tối đa ngành, nghề được đăng ký của hộ kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh có thể đăng ký cùng lúc nhiều ngành nghề khác nhau.
Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm các bước sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nhận giấy biên nhận
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Trên đây là quy định về ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Đây là nội dung mà các nhân, tổ chức cần lưu ý khi mở hộ kinh doanh mới. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư