Khi lựa chọn kinh doanh theo hình thức kinh doanh hộ gia đình nhưng Quý vị lại không biết phải đăng ký ở đâu, hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào? Và thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình như thế nào? Để trả lời cho những vấn đề này, mời Quý vị theo dõi bài tư vấn chi tiết sau đây để có thể hiểu rõ hơn. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ cho Quý vị trong việc mở kinh doanh hộ gia đình.
Xem thêm:
>> Tư vấn quy định hiện hành về phá sản bắt buộc
>> Chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
>> Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
Hướng dẫn cách đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?
Theo quy định tại Mục VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm sau:
- Kinh doanh hộ gia đình không có tư cách pháp nhân
- Đăng ký kinh doanh hộ gia đình do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký
- Kinh doanh hộ gia đình có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
Những trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì những trường hợp sau đây không phải đăng ký thành lập kinh doanh hộ gia đình:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;
- Những người kinh doanh lưu động hay thời vụ;
- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Lưu ý: Khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, những ngành, nghề có thu nhập thấp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng trên phạm vi địa phương thì vẫn phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình diễn ra như thế nào?
Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình diễn ra như thế nào?
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì quy trình các bước thực hiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình thì cần những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký;
- CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình;
- Bản sao biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao văn bản ủy quyền một thành viên làm chủ hộ kinh doanh khi các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa/Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở kinh doanh.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ thì bộ hồ sơ sẽ được chuyển cho Phòng Tài chính – Kế hoạch để tiến hành thẩm duyệt hồ sơ.
Khi tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ đưa Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngành nghề thực hiện kinh doanh không thuộc vào danh mục ngành nghề cấm thực hiện kinh doanh;
- Tên kinh doanh hộ gia đình dự định đăng ký phải phù hợp quy định của pháp luật;
- Nộp đầy đủ lệ phí.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về đăng ký kinh doanh hộ gia đình. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư