Trong thời buổi ngày nay, việc buôn bán kinh doanh được đông đảo người dân thực hiện. Tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh để hoạt động hợp pháp. Vậy các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún có cần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không? cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh năm 2021
>> Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
>> Thời hạn của giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?
Trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh?
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những trường hợp dưới đây không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo): Là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
– Buôn bán vặt: Là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định
– Bán quà vặt: Là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định
– Buôn chuyến: Là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ
– Thực hiện các dịch vụ: Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định
Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?
Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động thương mại cần phải thành lập dưới một loại hình tổ chức kinh tế. Riêng đối với trường hợp cá nhân, đối với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, họ có thể không cần phải đăng ký kinh doanh theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, họ vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, vấn đề trên được quy định tại Cụ thể, vấn đề trên được quy định tại Điều 7, khoản 8 Điều 8 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP.
Lưu ý: quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân. Mọi tổ chức khi hoạt động thương mại tất yếu phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình.
Như thế nào được coi là kinh doanh nhỏ lẻ?
Cá nhân được cho là hoạt động thương mại nhỏ lẻ, độc lập, thường xuyên là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư