Mọi vấn đề đều sẽ xuất hiện hai mặt đối lập nhau, như mặt xấu và mặt tốt, ưu điểm và nhược điểm,… Vấn đề nhượng quyền kinh doanh đang phát triển hiện nay cũng xuất hiện những ưu và nhược điểm. Vậy, ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện của dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng thành của riêng vợ, chồng
>> Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại theo pháp luật
Ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh.
Nhượng quyền kinh doanh được hiểu như thế nào?
Nhượng quyền kinh doanh có thể hiểu đơn giản là cho phép một cá nhân, tổ chức nào đó kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước. Theo đó, bên nhượng quyền cung cấp các sản phẩm, công thức, mô hình, cách thức kinh doanh cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền sẽ trả một số tiền nhượng quyền nhất định hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm.
Ưu và nhược điểm của bên nhượng quyền là gì?
Hiện nay, bên nhượng quyền thương mại có những ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
- Mở rộng quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối nhanh chóng.
- Giảm chi phí mở rộng kinh doanh.
- Có thêm nguồn thu ổn định từ tiền nhượng quyền.
- Dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa các quốc gia mà không phải đối mặt với bất kỳ rào cản thương mại hoặc pháp lý nào.
Nhược điểm
- Mất quyền kiểm soát trong kinh doanh.
- Sự tranh chấp của bên nhận quyền kinh doanh.
- Khi bên nhận quyền hoạt động không hiệu quả hoặc có bất kỳ hành động nào không tốt sẽ ảnh hưởng đến uy tín.
Ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh
Ưu và nhược điểm của bên nhận quyền là gì?
Việc nhận quyền thương mại cũng đem tới những ưu và nhược điểm cho bên nhận quyền, cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Giảm thiểu bớt rủi ro do không phải đầu tư xây dựng để tạo một thương hiệu mới.
- Hệ thống tài chính và số sách kế toán đã được thực hiện theo một chuẩn mực.
- Các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động đã được chuẩn hóa.
- Được bên nhượng quyền đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh cho nhân viên.
- Được bên nhượng quyền hỗ trợ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi
- Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng bộ.
Nhược điểm
- Không phải là thương hiệu riêng của bên nhận quyền
- Chia sẽ rủi ro kinh doanh với bên nhượng quyền.
- Sự cạnh tranh giữa các bên nhận quyền trong cùng hệ thống.
- Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam liên quan đến ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh. xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư