Phá sản bắt buộc được hiểu là các chủ nợ nộp đơn làm đơn yêu cầu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn khái quát về vấn đề này cho các bạn. Mong ra bài tư vấn của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này.
Xem thêm:
>> Đăng ký đầu tư trực tuyến như thế nào?
>> Đăng ký mã số mã vạch bằng cách nào?
>> Đăng ký mã vạch công ty là gì? Thủ tục đăng ký mã vạch
Tư vấn quy định hiện hành về phá sản bắt buộc
Phá sản bắt buộc được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4, Điều 5 Luật phá sản 2014 thì khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong vòng 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì các chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết. Tòa án sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và tiến hành các hoạt động cần thiết khác khi đáp ứng điều kiện phá sản.
Quá trình phá sản bắt buộc diễn ra như thế nào?
Theo quy định của Luật phá sản 2014 thì quy trình các bước để phá sản bắt buộc diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp đơn phá sản
Các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đến tòa án nhân dân có thẩm quyền. Việc xác định nơi nộp đơn yêu cầu phá sản như sau:
Thứ nhất, thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp như sau:
- Có tài sản hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài
- Có văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
- Có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
- Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có tính chất phức tạp
Thứ hai, thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
Khi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như trên
Bước 2: Phân công giải quyết phá sản
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán giải quyết (tham khảo Điều 31 Luật phá sản 2014)
Bước 3: Xử lý đơn phá sản
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi được phân công, Thẩm phán xử lý đơn như sau:
- Đơn hợp lệ: Thông báo người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
- Đơn không hợp lệ: Thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn
- Thuộc thẩm quyền của tòa án khác: Chuyển đơn cho tòa án có thẩm quyền
- Trả lại đơn yêu cầu khi người nộp đơn không đúng; không sửa đổi, bổ sung,…
Bước 4: Thụ lý đơn yêu cầu
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, nộp tạm ứng chi phí phá sản (tham khảo Điều 39 Luật phá sản 2014)
Bước 5: Mở thủ tục phá sản
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý đơn, Thẩm phán sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật phá sản 2014). Sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ,…
Bước 6: Triệu tập hội nghị chủ nợ
Triệu tập hội nghị chủ nợ diễn ra nhằm mục đích đề nghị:
- Đình chỉ giải quyết yêu cầu phá sản
- Áp dụng các biện pháp phục hồi kinh doanh
- Tuyên bố phá sản
Bước 7: Phục hồi hoạt động kinh doanh
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến (tham khảo khoản 1 Điều 87 Luật phá sản 2014)
Bước 8: Ra quyết định tuyên bố phá sản
Khi đã thực hiện xong phương án phục hồi kinh doanh hoặc không thực hiện được phương án và hết thời hạn phục hồi mà vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh.
Bước 9: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản:
- Thanh lý tài sản phá sản
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Dịch vụ tư vấn phá sản bắt buộc gồm những nội dung gì?
Dịch vụ tư vấn phá sản bắt buộc gồm những nội dung gì?
Phan Law Vietnam tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục phá sản, trong đó có phá sản bắt buộc như:
- Tư vấn về điều kiện để được mở thủ tục phá sản
- Tư vấn về những chủ thể được yêu cầu nộp đơn yêu cầu phá sản bắt buộc
- Tư vấn về hồ sơ, quy trình các bước diễn ra phá sản
- Soạn thảo đơn yêu cầu phá sản và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để nộp cho tòa án
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản
- Đại diện cho khách hàng giải quyết phá sản khi có yêu cầu
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về phá sản bắt buộc. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề pháp lý đang vướng mắc để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư