Nuôi con nuôi được biết tới là việc xác lập mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi thực hiện quy trình các bước đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, những giấy tờ cần cung cấp và quy trình các bước thực hiện thủ tục đăng ký nhận con nuôi như thế nào? Mong rằng bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hỗ trợ được cho các bạn.
Xem thêm:
>> Tư vấn cách giành quyền nuôi con khi ly hôn
>> Hướng dẫn cách ủy quyền nuôi con
>> Tìm hiểu về quyền đơn phương ly hôn
Tư vấn quy định nhận con nuôi năm 2021
Điều kiện để được nhận nuôi con nuôi là gì?
Để được nhận nuôi con nuôi thì cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất, đối với người được nhận con nuôi
Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi – dưới 18 tuổi khi được: Cha dượng, mẹ kế; cô/cậu/dì/chú/bác ruột nhận làm con nuôi.
Lưu ý: Chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Thứ hai, đối với người nhận con nuôi
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người nhận con nuôi cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi
- Có tư cách đạo đức tốt.
Lưu ý: Khi cha dượng nhận con riêng của người vợ, mẹ kế nhận con riêng của người chồng làm con nuôi hoặc người cô/cậu/dì/chú/bác ruột nhận người cháu làm con nuôi thì không cần đáp ứng điều kiện chênh lệch 20 tuổi trở lên; không cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi cần những gì?
Khi muốn đăng ký nhận nuôi con nuôi thì các bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau (tham khảo Điều 17, 18 Luật nuôi con nuôi 2010):
Hồ sơ người nhận con nuôi gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi
- Bản sao Hộ chiếu/CMND/CCCD
- Phiếu lý lịch tư pháp
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy khám sức khỏe; xác nhận hoàn cảnh gia đình, chỗ ở, điều kiện kinh tế
Hồ sơ người được giới thiệu làm con nuôi gồm:
- Giấy khai sinh
- Giấy khám sức khỏe
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng
- Biên bản xác nhận bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha/mẹ đẻ hoặc quyết định tuyên bố cha/mẹ đẻ đã chết; ….
- Quyết định tiếp nhận trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Quy trình các bước đăng ký nuôi con nuôi như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký nuôi con nuôi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19, 22 Luật nuôi con nuôi 2010 thì quy trình các bước để đăng ký nuôi con nuôi diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cần chuẩn bị hồ sơ của người nhận con nuôi, người được giới thiệu làm con nuôi như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trên tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch. Nếu từ chối thì sẽ ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do
Trên đây là những vấn đề khái quát về quy định nhận con nuôi năm 2021. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn thêm thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư