Văn phòng đại diện (VPĐD) đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, thực hiện những nhiệm vụ nhất định để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp. Tuy cùng một tên, nhưng vì nhiều lý do khác nhau văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài được pháp luật quy định khác nhau khi cùng đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy làm thế nào để phân biệt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài?
Xem thêm:
>> Tư vấn doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo pháp luật
>> Hướng dẫn thủ tục giải thể văn phòng đại diện mới nhất năm 2021
>> Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh?
Phân biệt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.
Trong khi VPĐD doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó, được Luật Doanh nghiệp điều chỉnh thì VPĐD doanh nghiệp nước ngoài có chức năng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, được Luật Thương mại điều chỉnh.
Điều kiện thành lập
VPĐD doanh nghiệp Việt Nam không cần điều kiện thành lập thì theo pháp luật hiện hành, VPĐD doanh nghiệp nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau để thành lập:
– Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
– Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
Văn bản chứng nhận tư cách chủ thể
– VPĐD doanh nghiệp Việt Nam: Giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện.
– VPĐD doanh nghiệp nước ngoài: Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Chế độ báo cáo
– VPĐD doanh nghiệp Việt Nam: Không thực hiện báo cáo với cơ quan nhà nước. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp.
– VPĐD doanh nghiệp nước ngoài: Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép. Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hiện tại, thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục được áp dụng theo quy định của Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2016/BCT hướng dẫn Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
Để được hỗ trợ trong quá trình thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài, hãy liên hệ với Phan Law Vietnam để được tư vấn và hướng dẫn chính xác nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.888
Email: info@phan.vn