Giải thể văn phòng đại diện là thủ tục hành chính nhằm chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện. Để giải thể, doanh phải hoàn tất tất cả các nghĩa vụ. Bao gồm nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân khác, nghĩa vụ với người lao động và nghĩa vụ với cơ quan nhà nước.
Xem thêm:
>> Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh đúng pháp luật năm 2020
>> Tư vấn thành lập công ty TNHH 1 thành viên
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà
Khi nào cần giải thể văn phòng đại diện?
Trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trên giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động giải thể văn phòng đại diện. Nguyên nhân giải thể có thể là do hiệu quả kinh doanh kém, thay đổi chiến lược kinh doanh,…
Khi nào cần giải thể văn phòng đại diện?
Thông thường, văn phòng đại diện thường giải thể trong các trường hợp sau:
- Do công ty mẹ chấm dứt hoạt động trên cùng lãnh thổ.
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập văn phòng đại diện mà doanh nghiệp không gia hạn.
- Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép gia hạn;.
- Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quyết định của cơ quan chức năng.
- Doanh nghiệp hoạt động không đủ ít nhất 01 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Hoạt động của văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết theo quy định pháp luật
Hướng dẫn thủ tục giải thể văn phòng đại diện mới nhất năm 2021
Để thủ tục giải thể văn phòng đại diện diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế văn phòng đại diện
Để đóng mã số thuế. doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đóng mã số thuế văn phòng đại diện tại Chi cục thuế quản lý của văn phòng đại diện.
Hồ sơ gồm :
- Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế văn phòng đại diện;
- Quyết định giải thể văn phòng đại diện.
- Biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc giải thể văn phòng đại diện.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (bản sao).
- Giấy đăng ký mã số thuế bản chính ( nếu có).
Lưu ý là doanh nghiệp cần phải hoàn tất nghĩa vụ thuế cho văn phòng đại diện theo đúng quy định của pháp luật
Bước 2: Làm thủ tục trả dấu
Đối với Văn phòng đại diện được thành lập trước ngày 01/07/2015 thì cần nộp hồ sơ trả dấu/xác nhận không sử dụng dấu tại cơ quan công an. Hồ sơ gồm có :
- Văn bản xin trả dấu/xác nhận không sử dụng dấu.
- Quyết định giải thể văn phòng đại diện.
- Con dấu và giấy đăng ký mẫu con dấu bản chính ( trường hợp trả con dấu).
Bước 3: Soạn hồ sơ giải thể văn phòng đại diện
Soạn hồ sơ giải thể văn phòng đại diện
Sau khi đóng mã số thuế và trả con dấu thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ giải thể văn phòng đại diện, gồm có:
- Thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;
- Quyết định giải thể văn phòng đại diện;
- Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể văn phòng đại diện(nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
- Danh sách người lao động cũng như quyền lợi tương ứng của người lao động trong văn phòng đại diện;
- Danh sách các chủ nợ cũng như số nợ chưa thực hiện thanh toán (nếu có);
- Con dấu văn phòng đại diện (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bản sao (nếu có)
Hồ sơ sẽ được nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư. Trong vòng 5 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ về thuế thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thay đổi tình trạng của Văn phòng đại diện trong Cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp về trạng thái chấm dứt hoạt động. Sau đó, ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện. Nếu trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản nêu rõ lý do.
Các lưu ý liên quan tới giải thể văn phòng đại diện
Khi giải thể văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần ghi nhớ các lưu ý sau:
- Trách nhiệm đối với người lao động: Khi muốn giải thể văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần phải thông báo trước và hoàn thành nghĩa vụ trả lương, chấm dứt hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động…
- Với cơ quan thuế: Hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật;
- Đối với các văn phòng đại diện không thuộc lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp cần giải thể theo đúng quy định của quốc gia đó. Sau đó trong vòng 30 ngày phải thông báo giải thể văn phòng đại diện với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
Nhìn chung, thủ tục giải thể văn phòng đại diện là khá rắc rối, mất thời gian và rất dễ sai sót. Để tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí cho quý khách hàng. Phan Law Vietnam xin giới thiệu dịch vụ tư vấn giải thể văn phòng đại diện, giúp Quý khách hàng yên tâm tuyệt đối.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư