Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là những loại giấy tờ mang tính chất pháp lý cố định, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hầu hết các nhà đầu tư thường hay nhầm lẫn về hai loại giấy này và gọi chung là giấy phép kinh doanh. Đây là việc hết sức sai lầm và dẫn đến các hậu quả thiếu sót pháp lý nghiêm trọng khi thực hiện đầu tư kinh doanh trên thực tế. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về hai loại giấy này để nắm được những điểm pháp lý mấu chốt nhằm đưa ra kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhất!
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy tờ bắt buộc khi đã thực hiện thành công thủ tục thành lập doanh nghiệp mới cũng có thể hiểu đơn giản chính là giấy khai sinh của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận này thường được gọi vắt tắt là giấy chứng nhận doanh nghiệp và đồng thời đây cũng là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận doanh nghiệp có nội dung bao gồm:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Vốn điều lệ.
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận doanh nghiệp để phù hợp và đúng nhất với hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm cụ thể. Tất nhiên, bạn phải thực hiện theo đúng thủ tục theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật liên quan.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Nếu xem giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là “giấy khai sinh”, thì giấy phép kinh doanh có thể coi là “thẻ căn cước” của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp khi muốn kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì cần phải chứng minh được mình đáp ứng đầy đủ điều kiện mà pháp luật yêu cầu, và giấy phép kinh doanh chính là văn bản xác nhận đủ điều kiện của pháp luật cấp cho doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh thường có nội dung chính đó là xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện kinh doanh ngành nghề nào đó trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngoài ra đi kèm các thông tin của doanh nghiệp và người đại diện pháp luật. Nhìn chung, giấy phép kinh doanh sẽ là thủ tục được thực hiện sau thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh là tên gọi chung được thể hiện trong Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật liên quan, tuy nhiên nó cũng có ý nghĩa tương đương với các loại tài liệu khác tùy từng ngành nghề như: giấy phép con; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; …
Tóm lại, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tài liệu bắt buộc phải có cho tất cả các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; tuy nhiên, giấy phép kinh doanh không bắt buộc tất cả doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động ngành nghề có điều kiện trong hệ thống ngành nghề Việt Nam mới phải thực hiện thủ tục này.
Để có thể nắm chắc hơn về sự khác biệt của hai loại tài liệu này, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết chi tiết khác trên trang https://phan.vn hoặc trực tiếp liên hệ trao đổi với đội ngũ Luật sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam thông qua.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn