Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục mà các doanh nghiệp phải thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi muốn sửa đổi, bổ sung một hay nhiều nội dung đăng ký doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ những quy định pháp luật liên quan đến việc thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Bài viết tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh sau đây giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục này.
>> Tham khảo bài viết: Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh năm 2021
Những nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh hiện nay
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có khá nhiều nội dung. Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung sẽ thay đổi, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn quyết định đến thủ tục, lệ phí mà công ty có nghĩa vụ thực hiện. Thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những nội dung thay đổi cơ bản như sau:
– Thay đổi tên công ty bao gồm: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp;
– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính: chuyển trụ sở chính về địa chỉ khác;
– Thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm: rút ngành nghề, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Thay đổi vốn điều lệ bao gồm: tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn góp/cổ phần giữa các thành viên/cổ đông
– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;;
– Thay đổi thành viên/cổ đông của công ty;
– Thay đổi con dấu Công ty.
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc nhiều nội dung thay đổi nêu trên trong cùng một lần.
Hậu quả pháp lý khi không đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật
Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Quá thời hạn quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Điều 25, Mục 4, Chương 2, Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể các doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh không thông báo với cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
– Quá hạn thông báo từ 1 – 30 ngày, bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng;
– Quá hạn thông báo từ 31 – 90 ngày, bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng;
– Quá hạn thông báo từ 91 ngày trở lên, bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng.
Như vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ việc thực hiện thông báo là bắt buộc. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục này. Hoặc người đại diện theo pháp luật cũng có thể ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thay mình thực hiện.
Quy trình, thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh tiếp tục với quy trình thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Về cơ bản thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh của các nội dung (tên, vốn điều lệ, trụ sở chính, con dấu, ngành nghề…), hồ sơ gồm có:
– Biên bản họp về việc thay đổi đăng ký kinh doanh;
– Quyết định về việc thay đổi đăng ký kinh doanh;
– Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
– Thông báo lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông;
– Giấy ủy quyền;
– Ngoài ra, đối với từng nội dung thay đổi sẽ có thêm các văn bản khác có liên quan;
Trên đây là bài viết tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh mà chúng tôi gửi đến bạn. Để được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp chúng tôi tại địa chỉ:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn