Dấu hiệu trùng hoặc tương tự là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp. Bạn cần lưu ý thật kỹ vấn đề này để không xảy ra trường hợp bị trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ, tránh mắc phải những rắc rối không đáng có khi đăng ký và sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ đặc biệt là nhãn hiệu thương mại.
Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Như đã biết, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ để được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn dưới đây sẽ không được xét bảo hộ:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, nhãn hiệu cần đáp ứng được khả năng phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ.
Phân biệt giữa dấu hiệu trùng và dấu hiệu tương tự đối với nhãn hiệu
Dấu hiệu trùng là dấu hiệu giống hệt hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày với nhãn hiệu đã được bảo hộ (hoặc sử dụng lâu dài nổi tiếng, công khai) cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan về bản chất, tính năng, công dụng, phương thức thực hiện chức năng hoặc phương thức lưu thông trên thị trường đến mức gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ. Nói đơn giản, dấu hiệu trùng làm người tiêu dùng, khách hàng, đối tác… khi nhìn vào không thể phân biệt được giữa nhãn hiệu chưa đăng ký và nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Dấu hiệu tương tự có thể hiểu đơn giản đó là việc nhãn hiệu của bạn gây liên tưởng và rất dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho người xem. Sự tương tự này thường sẽ về cấu tạo và cách trình bày của các dấu hiệu cấu tạo nên nhãn hiệu.
Tóm lại, để có thể đăng ký và sử dụng nhãn hiệu của mình hiệu quả nhất, bạn cần phải tìm hiểu và tra cứu, so sánh thật kỹ với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó. Điều này cũng gây khá nhiều khó khăn đối với các nhà đầu tư, tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách thực hiện thông qua các bài hướng dẫn trên trang https://phan.vn hoặc trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn